Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển các nhà “xanh” chịu đựng được các cơn bão

Các nền và khung nhà được dựng bằng chất liệu phức hợp nhẹ có thể uốn cong được nhưng không gãy khi có bão và có thể nổi một cách dễ dàng khi các con sóng dâng lên do bão? Nghe như trong khoa khọc viễn tưởng? Có thể như một điều gì ở tương lai rất xa?

Ồ, công nghệ này thì đang gần đạt được như thế. Một giáo sư tại đại học Alabama tại Birmingham (UAB) đang thực hiện cho một cuộc nghiên cứu trong sáu tháng nhằm biến điều này thành sự thật.

Phó giáo sư về thiết kế tại UAB tên là Nasim Uddin và các cộng sự của ông đang đảm nhiệm công trình cải tiến này. Bắt đầu vào 22-11, Uddin sẽ dành sáu tháng ở Bangladesh làm giáo viên thỉnh giảng và là nhà nghiên cứu tại đại học BRAC.

 Uddin sẽ nghiên cứu để củng cố chương trình làm giảm tai họa trong khi ông vẫn tiếp tục nghiên cứu về các kỹ thuật hỗn hợp dựa trên sợi tự nhiên cho việc xây nhà gần biển chi phí thấp, được xây dựng để chịu đựng trước gió mạnh từ bão và tổn hại do sóng dâng lên. 

Chuyến đi được bảo trợ bởi chương trình học bổng Fulbright và là một sự tiếp tục của nghiên cứu hơn sáu năm của UAB được tài trợ từ một nguồn tài trợ 1 triệu đôla từ National Science Foundation (Quỹ khoa học quốc gia)

Uddin cho biết “Những người sống gần bờ biển ở mọi nơi đều phải đương đầu với các rủi ro nghiêm trọng, nhưng cứ tưởng tượng xem nếu chúng ta có thể xây nhà vẫn ở yên tại chỗ đó sau trận bão”.

Trong khi ở Bangledesh, Uddin sẽ làm việc với các nhà giáo dục địa phương và các nhà nghiên cứu để nghiên cứu tính khả thi, tính tin cậy và khả năng tồn tại của nhà gần biển chi phí thấp, được thiết kế để chịu được những cơn bão bằng cách dùng công nghệ xây dựng kiến trúc hỗn hợp thân thiện với môi trường.

Công nghệ dệt nên các sợi từ cây đay, là một trong những cây phát triển nhiều và phổ biến nhất của Bangladesh, với các chất dẻo để tạo ra chất liệu xây dựng cực mạnh. 

Nghiên cứu đang tiến hành của Uddin cùng với các nghiên cứu viên chủ chốt là tiến sỹ Uday Vaidya, Fouad Fouad, đang tập trung vào chất liệu phức hợp tương tự nhưng một chất liệu dựa trên các sợi thuỷ tinh thay vì các sợi từ cây tự nhiên.

Uddin cho biết “Ý tưởng ở Bangladesl là phải tìm ra những gì chúng ta có thể làm để thiết kế ra một chất liệu thân thiện với môi trường hơn mà có sẵn ở điạ phương với chi phí thấp hơn rất nhiều so với các chất liệu xây dựng thay thế và mạnh hơn rất nhiều các nhà và kiến trúc hiện đang được xây dựng dọc theo bờ biển”.

 “Chúng tôi sẽ biết được liệu các nhà bằng sợi đay có sống sót được không và chúng tôi sẽ cố giải quyết được bất cứ vấn đề nào về kiến trúc, tiến gần hơn đến việc thực hiện hay xây dựng các nhà méo mó sau bao nhiêu thập kỷ có các cơn bão chết người ”.

Uddin cho biết, công nghệ thì nhẹ và cũng có thể giúp các kiến trúc sống sót trong cơn bão và có lũ kéo theo đó, bằng cách làm cho các toà nhà nổi khi có sóng dâng lên ngay khi các áp suất từ mực nước nâng lên đẩy kết cấu ra khỏi nền.

Uddin cho biết, trong khi giai đoạn kế tiếp của nghiên cứu sợi phức hợp sẽ diễn ra ở nước ngoài, công nghệ, nếu như được chứng minh có thể làm được, sẽ có những lợi ích không thể nghi ngờ được đối với các khu vực gần biển của Mỹ, gồm các phần của Alabama. 

Uddin cho biết “Ích lợi của chương trình có thể là sự lồng ghép rất nhanh của công nghệ bằng sợi cây vào việc xây dựng lại và việc xây dựng các nhà trong tương lai ở các bang gần biển Gulf Coast, đặc biệt ở những khu vực là tâm bão và lũ như Mobile và New Orleans”.

Uddin cho biết  rằng, Bangladesh là đất nước lý tưởng cho nghiên cứu của ông. Quốc gia Châu Á này là một trong những nơi tâm của các thảm hoạ thiên nhiên và mật độ dân cư cao trên thế giới, tạo ra cơ hội để hiểu hơn những ứng dụng thật của công nghệ từ sợi cây tổng hợp vào việc xây dựng.

Thêm vào đó, ông cũng nhấn mạnh rằng, đại học BRAC mà ông sẽ hợp tác là một thành viên của các tổ chức phát triển phi chính phủ lớn nhất của thế giới với hệ thống và cơ sở hạ tầng được dựng lên cần để tiến hành chương trình công nghệ dùng dợi này ở cấp cơ sở. 

Uddin cho biết “Đây là một nước nghèo với dân cư sống gần biển rất nghèo do bị tàn phá hoàn toàn bởi những cơn bão này. Một cơn bão đơn lẻ có thể giết chết hàng triệu người. Vì thế, nếu công nghệ của chúng tôi được ứng dụng ở đó một cách thành công thì bạn có thể thấy được là có thể cứu sống bao nhiêu mạng người ở các thành phố của Hoa Kỳ hay bất kỳ nơi nào khác”.

 

(theo sciencedaily - Sở KHCN Đồng Nai )

  • Nửa thế kỉ con người thám hiểm Mặt Trăng
  • Phát hiện một hành tinh giống Trái đất
  • Phát hiện sinh vật cổ xưa nhất Trái đất ở Argentina
  • Biểu hiện cảm xúc bằng nét mặt là bẩm sinh, không phải qua học hỏi.
  • Gấu Bắc Cực sẽ không thể tồn tại quá 30 năm nữa
  • Ngăn việc nhắn tin khi lái xe bằng công nghệ
  • Hành động nhằm tránh “một thảm họa sức khỏe”
  • Sóng điện từ có ảnh hưởng đến con người?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị