Theo các chuyên gia phân tích, mục tiêu giảm 15% lượng khí thải so với hiện nay chưa đạt mức khuyến nghị của các nhà khoa học. Ủy ban khí hậu của Liên hợp quốc cho rằng các nước giàu phải giảm 25 - 40% lượng khí thải so với mức của năm 1990 để ngăn ngừa những thảm họa thiên tai tồi tệ như hạn hán, lũ lụt và mực nước biển tăng.
Theo Viện phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế (IIASA) có trụ sở tại Vien, Áo, việc cắt giảm 15% lượng khí thải so với mức của năm 2005 sẽ tác động không đáng kể tới GDP của các nước giàu.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama mong muốn tới năm 2020, lượng khí thải của nước này quay về mức của năm 1990, tức giảm 14,3% so với năm 2007. Hiện Trung Quốc và Mỹ là những nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới.
Kể từ năm 1990, Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm khí thải nhiều hơn Mỹ và có kế hoạch tới năm 2020 giảm 20% lượng khí thải so với mức của năm 1990.
Đối với mục tiêu giảm khi thải vào năm 2020, Australia muốn giảm 5 - 15% so với mức của năm 2000, Canada muốn giảm 20% so với mức của năm 2006. Còn Nhật Bản dự kiến sẽ công bố mục tiêu trung hạn vào tháng 6 tới, trong khi Nga chưa đưa ra con số cụ thể.
Các mục tiêu giảm khí thải này chưa đáp ứng yêu cầu của các nước đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ; trong khi đó, các nước đang phát triển dự kiến chỉ làm chậm lại đà tăng lượng khí thải chứ không phải cắt giảm.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), bốn nhân tố phải tính đến khi so sánh các nỗ lực giảm khí thải là GDP tính trên đầu ngưồi, lượng khí thải tính trên 1 euro của GDP, các xu hướng dân số kể từ năm 1990 và những nỗ lực trước đây trong cuộc chiến chống hiện tượng Trái đất ấm lên.
EU bày tỏ mong muốn sẵn sàng cắt giảm 30% lượng khí thải so với mức của năm 1990 nếu các nước giàu đồng ý, điều này có nghĩa là lượng khí thải từ hoạt động doanh nghiệp bị cắt giảm 41% tại Mỹ và 28% tại EU./.
( Theo TTXVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com