Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Bể phốt kiểu mới" của Việt Nam đoạt Huy chương vàng quốc tế

Nhờ ưu điểm chủ động kết nối, thu gom, xử lý nước thải và chống ô nhiễm nguồn nước ngầm, sáng chế "Bể phốt kiểu mới" đã đoạt Huy chương vàng triển lãm sáng tạo quốc tế vừa diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc).

Tác giả của bể phốt kiểu mới là KS Hoàng Đức Thảo và các cộng sự tại Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ưu điểm của sáng chế này là: Chủ động kết nối, thu gom, chuyển tải và xử lý nước thải; chống ô nhiễm ngồn nước ngầm, nước mặt; chống xâm thực, ăn mòn công trình và phát huy triệt để công xuất các trạm bơm do Nhà nước đầu tư.

Giá thành sản xuất, lắp đặt trọn gói bể phốt kiểu mới rẻ, chỉ bằng 1/3 so với hầm vệ sinh truyền thống, tuổi thọ công trình cao hơn và khoảng cách hút cặn giữa hai chu kỳ dài gấp đôi, thuận tiện đối với nhà ở đô thị. Công trình này đã được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam trao giải Ba Giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam năm 2007 (không có giải Nhì và giải Nhất). 

Giám đốc Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) Lê Duy Tiến cho biết, công trình trên vừa đoạt Huy chương vàng tại triển lãm sáng tạo quốc tế lần thứ 4 tại Seoul (Hàn Quốc) vào trung tuần tháng 12. Đây là triển lãm quốc tế lớn và uy tín trên thế giới được tổ chức 2 năm một lần, với gần 500 tổ chức khoa học, doanh nghiệp của 38 quốc gia trên toàn thế giới tham dự.

Hai năm qua, công trình trên đã được triển khai phục vụ thoát nước tại TP Vũng Tàu, với hàng trăm bể phốt loại này được lắp đặt. Tại Việt Nam, công trình thu gom nước thải đầu vào chủ yếu được người dân làm tự phát, chưa đạt tiêu chuẩn, dẫn tới gây ô nhiễm nguồn nước và phát sinh ổ dịch bệnh truyền nhiễm. Mỗi khi tiến hành hút cặn phải kéo ống vào trong nhà, đập phá, tháo dỡ nền khu vệ sinh gây khó khăn, tốn kém và lãng phí.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Bến Tre: Mô hình sản xuất chỉ xơ dừa suông và cán, kéo sắt phế liệu ra thành phẩm
  • Phú Yên: Nghiệm thu dự án Xây dựng mô hình ứng dụng dung dịch điện hoạt hoá thay thế các hoá chất khử trùng trong sản xuất tôm giống
  • Tư duy khoa học về phát triển không gian
  • Chậm và lúng túng
  • Gập ghềnh phát triển công nghệ cao
  • Khí CO2 trên thế giới sẽ tăng 39% vào năm 2030
  • Biến nước mặn thành nước ngọt
  • Từ nghiên cứu đến ứng dụng: Quãng đường xa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị