Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện thoại "Made in Việt Nam” bao giờ thuần Việt?

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Một thời gian dài, tưởng chừng những thương hiệu điện thoại “Made in Việt Nam” rơi vào trạng thái “chết yểu” trước sự lấn át của các hãng điện thoại lớn như Nokia, SamSung, SonyEricsson...

Tuy nhiên đến nay, nhiều thương hiệu điện thoại “Made in Việt Nam” đã dần chinh phục thị trường trong nước.

Chiếm lĩnh ở phân khúc phổ thông

Chỉ trong vòng một năm, từ 2010 đến đầu 2011, ba thương hiệu điện thoại Việt Nam là Hanel, Hi-mobile và mới đây nhất là Bluefone lần lượt xuất hiện. Việc này đã đem đến cho người tiêu dùng thêm nhiều sự lựa chọn hơn, từ Q-mobile, F-Mobile, Viettel, MobiStar, Mobell, Cayon, WellcoM... đến điện thoại FPT, Viettel.

Các doanh nghiệp chủ yếu nhắm tới phân khúc khách hàng bình dân với những chiếc điện thoại nhiều tính năng nhưng giá cả lại cạnh tranh hơn so với các sản phẩm ngoại nhập.

Các loại điện thoại thường có giá từ 700.000 đồng đến 2 triệu đồng/chiếc. Cụ thể như chiếc Q-mobile ME114 đầy đủ tính năng cần thiết với giá 850.000 đồng; hay như chiếc Q-mobile SHE giá cao nhất cũng chỉ 2,7 triệu đồng.

Như vậy, so với điện thoại của các thương hiệu nổi tiếng như Nokia, Samsung và mới đây là trào lưu iPhone của Apple, BlackBerry, HTC, thì điện thoại “Made in Việt Nam” có giá thành rẻ hơn vài triệu đồng, thậm chí cả chục triệu đồng.

Theo các đại lý bán lẻ điện thoại thì nhãn hiệu Q-Mobile và F-Mobile hiện chiếm gần 40% thị phần điện thoại giá rẻ trong nước, sánh ngang với các hãng như SamSung hay SonyEricsson, chỉ xếp sau Nokia.

Theo ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc Công ty Viễn thông An Bình (ABTel), đơn vị sở hữu thương hiệu điện thoại Việt Q-Mobile, năm 2010, Q-Mobile đã chiếm trên 20% thị phần thị trường điện thoại tại Việt Nam.

Năm 2011, ABTel sẽ tham gia một số phân khúc mới như 3G, smartphone nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí giá rẻ... Mục tiêu của ABTel vẫn là vượt Nokia, nắm trên 50% thị phần điện thoại di động ở Việt Nam.

Thực tế cũng cho thấy, càng ngày càng có nhiều người Việt Nam sử dụng những chiếc điện thoại được gán mác “hàng nội.” Anh Nguyễn Hoàng Long, nhân viên ngân hàng cho biết điện thoại thương hiệu Việt Nam như Q-Mobile, F-Mobile... có giá rẻ hơn nhiều so với điện thoại của các hãng nổi tiếng Nokia, SamSung, Apple và HTC.

Đồng thời điện thoại Việt cũng có mẫu mã đa dạng, đẹp mắt và mang đầy đủ các tính năng thông dụng như bàn phím Qwerty, camera, 2 sim 2 sóng, sử dụng mạng 3G và duyệt Web...

Đi tìm “chất Việt”

Có thể dễ dàng nhận thấy, mặc dù được gắn mác “Made in Việt Nam” nhưng hầu hết, linh kiện và phụ kiện của những chiếc điện thoại Việt chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu mở nắp sau của những chiếc điện thoại của Q-Mobile, F-Mobile..., người dùng dễ dàng nhìn thấy dòng chữ ghi nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Ngoài ra, hầu hết các điện thoại Việt đều có một điểm chung rất “Trung Quốc” là làm nhái một mẫu máy của một hãng nổi tiếng. Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội điện tử Việt Nam cho biết phần lớn linh kiện điện thoại Việt hiện nay đều xuất xứ từ Trung Quốc, doanh nghiệp hầu như không làm gì mà chỉ có cái tên Việt.

Nhiều người dùng điện thoại thương hiệu Việt đều có chung nhận định điện thoại Việt hiện nay chỉ khác điện thoại Trung Quốc ở giá thành sản phẩm và các ứng dụng, tiện ích cho người Việt sử dụng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt lại cho rằng điện thoại Việt được đặt hàng gia công thiết bị tại Trung Quốc sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm đầu ra, đem lại lợi ích cho khách hàng.

Theo ông Nguyễn Quang Minh, hiện nay rất nhiều thương hiệu quốc tế chỉ kiểm soát phần nghiên cứu và phát triển, thiết kế. Còn phần sản xuất, gia công thì thuê đơn vị khác, có thể tại nước thứ hai, hoặc thứ ba, bởi đó là khu vực đòi hỏi nhiều nhân công nhất và giá trị gia tăng lại thấp nhất.

Thực tế, việc sở hữu công nghệ, triển khai thương hiệu với hệ thống thương mại thường chiếm 80% giá trị sản phẩm, còn gia công, sản xuất chỉ chiếm 20%.

Do đó, dòng chữ “Made in,” tức là “chế tạo tại” không thể hiện sản phẩm đó thuộc một công ty, thương hiệu hay tập đoàn.../.
 
Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)

  • Cứu sống cháu bé có nhóm máu lạ
  • Chiết tách chất chống ăn mòn kim loại từ cây chè
  • Đồ chơi đĩa bay của Việt Nam hút khách Hongkong
  • Robot Việt bay xa
  • Việt Nam chỉ còn hơn nửa triệu ha rừng nguyên sinh
  • Kỹ thuật mới - Công nghệ mới
  • Sẽ thực nghiệm dùng địa bức xạ từ rà phá “hố tử thần”
  • Ninh Thuận: Phát triển diện tích trồng và chế biến thực phẩm từ rong sụn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị