Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam chỉ còn hơn nửa triệu ha rừng nguyên sinh

Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.  

Trong số hơn 13 triệu ha diện tích rừng của Việt Nam, chỉ còn khoảng hơn nửa triệu ha rừng nguyên sinh, phân bố rải rác và rất ít cơ hội phục hồi, ông Phạm Anh Cường, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường cho biết.

Hội thảo quốc gia tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 79/2007 của Thủ tướng Chính phủ về đa dạng sinh học và xây dựng định hướng, chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 21-12, tại Hà Nội.

Đánh giá ba năm thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2007-2

 
010 cho biết, mặc dù có nhiều nỗ lực để giảm tốc độ xói mòn đa dạng sinh học, nhưng đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn đang suy thoái nhanh, diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng ở mức cao. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều.

Cả nước có 882 loài động, thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa. Đặc biệt, đến thời điểm này có tới 9 loài động vật và hai loài lan hài được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã và đang bị giảm sút số lượng nghiêm trọng.

Theo ước tính sơ bộ, cuối năm 2010 diện tích rừng toàn quốc đạt khoảng 13.390.000 ha với độ che phủ ước đạt 39,5%, chưa đạt mục tiêu đặt ra trong Quyết định 79 là “độ che phủ rừng phải đạt tới 42-43%”. Tuy nhiên, điều đáng nói là diện tích và độ che phủ rừng đang tăng dần, nhưng chủ yếu là rừng trồng, còn diện tích rừng tự nhiên có đa dạng sinh học cao vẫn bị xâm phạm và đã giảm mạnh.

Tổng diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 0,57 triệu ha, phân bố rải rác. Rất ít cơ hội phục hồi hoàn toàn loại rừng giàu đa dạng sinh học vì các khu rừng này đã bị chia cắt và cô lập thành những mảnh nhỏ.

Báo cáo nêu dẫn chứng về tỉnh Quảng Nam, địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả nước, năm 2007 có 211.536 ha rừng tự nhiên, thì đến năm 2009 chỉ còn 210.889 ha, mất hơn 600 ha.

Đáng lưu ý nữa là một số tỉnh miền núi như Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Đác Nông… là vùng đầu nguồn của các con sông lớn lại có độ che phủ rừng thấp, phần lớn từ 40%-50%, trong khi để bảo đảm điều hòa nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt thì tỷ lệ này phải đạt ít nhất 68% – 70%. Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến cho các trận lũ lụt trong thời gian qua mạnh và nhiều hơn.

(Theo THẢO LÊ/NDĐT)

  • Kỹ thuật mới - Công nghệ mới
  • Sẽ thực nghiệm dùng địa bức xạ từ rà phá “hố tử thần”
  • Ninh Thuận: Phát triển diện tích trồng và chế biến thực phẩm từ rong sụn
  • Hiệu quả từ việc cải tiến bể lọc nước phèn
  • Việt Nam có còn tê giác?
  • Chuyển giao kỹ thuật trong phẫu thuật can thiệp tim mạch
  • 10 sự kiện KHCN: Ngô Bảo Châu chiếm vị trí đầu
  • Hoạt động khoa học, công nghệ năm 2010: Giải bài toán cơ chế tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị