Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đòn bẩy cho phát triển công nghệ cao

Sáng kiến về việc thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao, nêu trong dự thảo Luật Khoa học Công nghệ cao, đang được kỳ vọng như một đòn bẩy cho sự phát triển công nghệ cao ở Việt Nam.

Theo dự thảo luật, dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2008, đây là quỹ tài chính nhà nước có chức năng đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ chức, cá nhân nhằm ươm tạo và phát triển công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao.

Nguồn tài chính hình thành quỹ bao gồm phần vốn của nhà nước, các khoản tài trợ, hợp tác, liên doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế và huy động từ một số nguồn khác.

Đối tượng được quỹ đầu tư sẽ là các tổ chức, cá nhân đã ươm tạo thành công công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao; các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong, Việt Nam hiện có tới trên 30 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động, nhưng chỉ duy nhất quỹ đầu tư mạo hiểm của tập đoàn IDG (Mỹ) nhằm vào lĩnh vực công nghệ cao.

Về phía cơ quan thẩm định luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh cho rằng, tỷ lệ 2% ngân sách chi cho hoạt động khoa học công nghệ hàng năm hiện này là quá thấp so với nhiều nước trên thế giới.

Bởi vậy, “việc nhà nước rót vốn ban đầu vào một quỹ đầu tư sẽ thu hút được vốn từ các thành phần kinh tế khác trong và nước ngoài cho hoạt động công nghệ cao”, ông Minh nói.

Để nâng cao hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực này, Quốc hội cũng khuyến nghị Chính phủ cần có cơ chế đặt hàng, đấu thầu dự án trọng điểm phát triển công nghệ cao, tránh đầu tư dàn trải.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, bốn lĩnh vực công nghệ cao là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa đã được đưa vào nghiên cứu trong hệ thống các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và các chương trình kỹ thuật, kinh tế.

Kết quả nghiên cứu của các chương trình này được áp dụng khá hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, mang lại nguồn lợi hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Các thành tựu trong công nghệ thông tin, tự động hóa, vật liệu tiên tiến đã góp phần giảm chi phí nhập khẩu nhiều trang thiết bị giá trị cao.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 100 viện nghiên cứu và 80 trường đại học, cao đẳng có hoạt động liên quan đến các lĩnh vực công nghệ cao. Hiện cũng có trên 60 dự án với tổng số vốn trên 2,1 tỷ USD đầu tư vào hai khu công nghệ cao trọng tâm của cả nước ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

( Nguồn: TTXVN )

  • Doanh nghiệp khoa học-công nghệ: Kinh doanh bằng kết quả khoa học-công nghệ
  • Chế tạo đồng hợp kim chống ăn mòn cao
  • Đà Lạt: Nuôi ấp thành công trứng cá hồi
  • Doanh nghiệp VN còn ít đầu tư đổi mới công nghệ
  • Đưa ra thị trường sản phẩm "nhà thông minh"
  • Bảo quản rau quả bằng bao bì không gây độc
  • Dùng rong biển và cá rô phi làm sạch nước ao nuôi tôm
  • Tìm thấy chất chống ung thư trong súp lơ xanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị