Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hết ngại bê tông mái dốc

Thiết bị này thực hiện việc cấp, rải, san, đầm, lèn và hoàn thiện bề mặt bê tông mái dốc, phục vụ thi công các công trình có độ dốc như bờ kênh, rạch, đê, đập...

Từ trước tới nay, việc thi công bê tông mái dốc tại các công trình nghiêng ở nước ta như bờ kênh, rạch, đê, đập... và tất cả các khâu như cấp, rải, san, đầm, lèn, hoàn thiện bề mặt bê tông đều được thực hiện chủ yếu bằng lao động thủ công và bán cơ giới. Điều này khiến năng suất lao động thấp, công nhân phải lao động nặng nhọc và chất lượng công trình không cao, thời gian thi công dài.


 
Thiết bị đổ bê tông mái dốc được sử dụng tại công trình thủy lợi kênh Phước Hòa - Bình Phước

Năng suất 150 m²/giờ

Mong muốn có một giải pháp cho tình trạng khó khăn đó, các công ty thi công công trình xây dựng đã đặt hàng các nhà khoa học chế tạo loại thiết bị hiện đại có thể khắc phục được những bất cập nói trên. TS Nguyễn Hồng Ngân và nhóm cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị công nghệ cơ khí của Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã được “chọn mặt gửi vàng”.

Không phụ lòng kỳ vọng của các công ty đặt hàng, sau gần một năm cùng các cộng sự nghiên cứu, TS Nguyễn Hồng Ngân và nhóm cộng sự đã thiết kế và chế tạo thành công hệ thống thiết bị như mong muốn. Đây là lần đầu tiên loại thiết bị này được chế tạo thành công ở nước ta.

Hệ thống thiết bị này gồm hai máy, hoạt động như sau: Bê tông từ máy trộn được đưa lên băng tải và tới máy thứ nhất để trải lên mặt sàn thi công; máy thứ hai sẽ san bằng, đầm, làm phẳng để hoàn thiện. Toàn bộ hệ thống chỉ cần 2 người điều khiển chính và 4 người hỗ trợ, năng suất là 150 m²/giờ.

Điều đặc biệt nữa là hệ thống thiết bị này được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ, kỹ thuật và vật liệu trong nước, thích hợp cho cả thi công bê tông mái dốc và tất nhiên là sử dụng tốt trong trường hợp thi công bê tông mái bằng.

Giá chỉ bằng 1/4 hàng ngoại

Hệ thống thiết bị đổ bê tông mái dốc nói trên đã được cung cấp cho hai đơn vị, gồm: Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 9 ở Đồng Nai và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thủy lợi Lâm Đồng; được đưa vào sử dụng ngay tại công trình thủy lợi kênh Phước Hòa dài gần 50 km, dẫn nước từ hồ Phước Hòa (Bình Phước) về hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh).

Ông Nguyễn Thiết Bình, Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 9, đơn vị đang sử dụng thiết bị, nhận xét: “Lần đầu tiên chúng tôi sử dụng thiết bị đổ bê tông mái dốc sản xuất trong nước song chất lượng hoạt động hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hơn nữa, giá thành chỉ bằng ¼ so với thiết bị nhập ngoại cùng loại nên rất phù hợp với doanh nghiệp trong nước như chúng tôi. Tuy nhiên, vì quá mới nên cũng cần phải có thêm thời gian để đánh giá độ bền, độ ổn định của thiết bị”.

Cũng theo ông Bình, hiện cả nước đang có nhiều công trình xây dựng lớn phải sử dụng bê tông, do đó nhu cầu sử dụng thiết bị chuyên dùng này sẽ rất lớn. Có thể xem đây là một cơ hội phát triển cho ngành cơ khí chế tạo máy trong nước.

 

( Theo LÊ LẠC SƠN // Người lao động online )

  • Sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ trấu
  • Robot bắn pháo hoa
  • Thiết bị xử lý bụi quy mô nhỏ
  • VN trồng bông biến đổi gien
  • Máy bóc vỏ chôm chôm
  • Chữa cháy bằng năng lượng tự cấp
  • Hạt thóc 3.000 tuổi là lúa hiện đại?
  • Tiết kiệm nhiên liệu nhờ NextFMS
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị