Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Máy xúc lúa của anh Bê

 Tốc độ xúc của chiếc máy này từ 200 đến 300 bao lúa/giờ. Mỗi giờ hoạt động tiêu phụ hết khoảng 0,75 lít xăng

Tác giả của chiếc máy này là anh Trần Văn Bê, ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Sau thời gian tự mày mò nghiên cứu, anh Bê đã sản xuất thành công chiếc máy xúc lúa rất hiệu quả, được nhiều nông dân trong khu vực đặt hàng.


Chiếc máy xúc lúa của anh Trần Văn Bê đang hoạt động. Ảnh: TRẦN AN

Hút sạch bụi bằng quạt hút

Chiếc máy xúc nhỏ gọn, chỉ nặng chừng 80 kg, có bánh xe để có thể di chuyển được. Khi được đề nghị mô tả cấu tạo của chiếc máy, anh trả lời rất chất phác: “Nguyên chiếc máy tổng cộng lớn, nhỏ có hơn 30 món. Trong đó, mấy món quan trọng nhất là dây curoa, băng tải, 19 chiếc gàu xúc, máng hứng, 3 bánh xe... và nhiều thứ nhỏ nhỏ khác tôi kể không hết đâu”.

Để sử dụng máy cần có một người điều khiển. Với hệ thống gồm 19 chiếc gàu xúc gắn trên băng chuyền, khi máy chạy, lúa được xúc lên các gàu này và theo băng chuyền đưa ra phía sau rồi đổ vào bao tải. Ở hai bên máy có một bộ phận được thiết kế giống như hình mũi khoan, có tác dụng gom thóc từ hai bên vào đúng vị trí của gàu xúc. Tốc độ xúc từ 200 bao đến 300 bao/giờ. Mỗi giờ hoạt động, máy tiêu thụ khoảng 0,75 lít xăng. “Nếu dùng sức người thì 2 thanh niên khỏe lắm mỗi giờ cũng chỉ xúc được nhiều nhất là 100 bao nhưng sau 2 giờ sẽ mệt và năng suất lao động thấp dần đi. Khi dùng máy này thì có thể xúc nhanh hơn gấp 3 lần dùng sức người, lại xúc liên tục trong thời gian dài”- anh Hòa, một nông dân, cho biết.

Thông thường khi xúc lúa, người lao động sẽ phải chịu cảnh bụi bay mù mịt, dù đeo khẩu trang vẫn hít phải bụi. Nhận thấy điều đó, anh Bê nghiên cứu cho máy thêm chức năng hút sạch bụi bằng quạt hút.

Nông dân tin dùng

Sinh năm 1964, anh Bê mới chỉ học hết lớp 3 rồi bỏ học đi làm kiếm sống. Sau khi lập gia đình, anh mưu sinh bằng nghề đi dựng nhà thuê. “Tôi chỉ biết dựng nhà bằng cây chứ không biết xây nhà. Cuộc sống hồi đó cực khổ lắm nên đứa con đầu tiên cũng chỉ học hết lớp 7 rồi nghỉ vì tôi không đủ sức nuôi ăn học”- anh Bê tâm sự. Cách đây vài năm, anh nhận mở tiệm nhôm kính thuê cho một gia đình giàu có ở gần nơi sinh sống. Anh mở tiệm và đứng tiệm luôn dù ban đầu chưa biết gì về nghề này. Với tiền công vài chục ngàn đồng/ngày vẫn không đủ trang trải cuộc sống gia đình, anh quyết định mở tiệm riêng với số vốn liếng ít ỏi vay mượn được.

Biết anh hay tò mò nghiên cứu, một hôm có người hỏi anh sao không làm thử một chiếc máy xúc lúa. Thế rồi anh trăn trở suy nghĩ, hì hục kẻ kẻ vẽ vẽ ra giấy và bắt tay vào làm. Ban đầu, anh tận dụng các chi tiết cũ của những loại máy móc khác mà người ta bỏ đi để chế tạo. Chiếc máy đầu tiên anh phải làm liên tục trong cả mùa lúa đó mới xong, có thể xúc được khoảng hơn 100 bao lúa/giờ nhưng khi sử dụng gặp rất nhiều trục trặc. Lại phải sửa chữa và cải tiến, đến cái thứ 3 thì máy hoàn thiện và hoạt động tốt. Do tình trạng thiếu nhân công lao động ở các vùng quê của ĐBSCL nên chiếc máy của anh Bê được rất nhiều nông dân hoan nghênh. Tiếng lành đồn xa, người dân ở những nơi khác kéo tới đặt hàng. Tùy theo yêu cầu đặt hàng mà anh thiết kế máy cho phù hợp. Trung bình một máy có giá khoảng 6,5 triệu đồng. Đến nay anh đã làm được vài chục máy theo yêu cầu của khách hàng.

Biết thông tin anh Bê chế tạo được máy xúc lúa, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh An Giang đã cử cán bộ tới tận nhà anh Bê để khảo sát, đánh giá máy hoạt động tốt nên khuyến khích anh tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và cung cấp cho anh nhiều thông tin kỹ thuật hữu ích.
 

 

Sẽ tạo thêm chức năng tách thóc lép

Theo anh Bê, điều khiến anh còn băn khoăn là dù máy hoạt động tốt nhưng vẫn chưa có chức năng rê thóc.
Trước đây, để tách các hạt thóc lép ra khỏi thóc chắc, người dân chủ yếu vẫn phải xúc thóc vào thúng và đổ từ trên cao xuống, kết hợp một người đứng bên cạnh quạt mạnh cho thóc lép bay ra. Vì thấy người dân quá vất vả, anh đang trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để cho máy có thể tự động thổi được thóc lép ra ngoài. Điều này có vẻ phức tạp nhưng anh Bê khẳng định sẽ cố gắng nghiên cứu để thực hiện bằng được.

 

( Theo Thanh Lê // Người lao động online )

  • Tuyển chọn thành công nhiều giống lúa lai hai dòng
  • Composite tre hiệu năng cao
  • Phát hiện nhanh urê trong thực phẩm
  • Vì sao thầy và trò đều ngại?
  • Bộ tiết kiệm xăng cho xe máy cũ
  • Đưa vào sử dụng thiết bị phân tích sinh học mới
  • Hết ngại bê tông mái dốc
  • Sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ trấu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị