Vốn không phải là những ngành học hấp dẫn đối với sinh viên trong nhiều năm trở lại đây, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp lại càng khó thu hút người học tham gia nghiên cứu khoa học. Sinh viên ngại dấn thân, việc nghiên cứu còn nhiều trở ngại, đó là nhận định của nhiều chuyên gia trong dịp nhìn lại 5 năm nghiên cứu khoa học của khối ngành này.
Sinh viên nghiên cứu giống cây trồng tại Khu thí nghiệm Trường ĐH Nông nghiệp I. Ảnh: Đình Na
Không quen đến phòng thí nghiệm Những khó khăn đối với sinh viên không nằm ngoài những gì mà công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) của cả khối ngành đang gặp phải. Trong 5 năm vừa qua, tổng số kinh phí cho hoạt động KHCN của các trường là hơn 1.022 tỷ đồng, nhưng chỉ có 56 tiến bộ kỹ thuật được nhà nước công nhận. Số công trình công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế còn quá thấp, trung bình chỉ có 0,25 bài báo/người/năm. Hầu hết các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế đều là của các nghiên cứu sinh học tập ở nước ngoài cùng công bố với người hướng dẫn.
Mặc dù trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y, đội ngũ cán bộ KHCN rất đông đảo, song lại thiếu cán bộ có trình độ cao (số cán bộ có trình độ sau ĐH chỉ chiếm chưa đầy 44%). Theo TS Nguyễn Hữu Thọ, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, có một nghịch lý từ lâu chưa được giải quyết: các nghiên cứu cơ bản có ý nghĩa quan trọng song có đặc thù là không tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế trong khi lại có yêu cầu cao rất khó thực hiện, vì vậy không hấp dẫn được giảng viên nghiên cứu nếu không có những chính sách ưu đãi đặc biệt. Nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu còn hạn hẹp, khoảng 3-5 triệu đồng/đề tài cấp cơ sở và 30-60 triệu đồng/đề tài cấp bộ. Hiện nay số lượng phòng thí nghiệm được trang bị tốt không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tất cả giảng viên và sinh viên, hiệu quả hoạt động, sử dụng còn thấp. Hầu hết giảng viên và sinh viên đều không có thói quen đến phòng thí nghiệm hằng ngày để làm việc.
Bên cạnh đó, quỹ thời gian dành cho nghiên cứu còn hạn chế do thời gian giảng dạy chiếm quá nhiều. Ông Nguyễn Đức Cảnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Kinh phí hỗ trợ cho giảng viên hướng dẫn còn quá ít. Một đề tài NCKH, thầy cô hướng dẫn chỉ được bồi dưỡng tương đương 10 tiết giảng dạy (350.000 đồng). Mức thù lao này làm sao có thể tạo sự hứng thú cho người hướng dẫn! Về công tác quản lý, kinh phí cho các nhiệm vụ KHCN cấp bộ được cấp chậm so với kế hoạch. Kết quả khảo sát của các trường cho thấy, 80% các đề tài phải tự bỏ kinh phí để thực hiện trong 5-7 tháng đầu sau khi đã được phê duyệt thuyết minh.
Đứng từ góc độ của ngành đào tạo thú y, PGS-TS Phạm Hồng Sơn, ĐH Nông lâm Huế cho biết: Với cơ chế quản lý hiện tại, việc đưa ra một đề cương chế tạo vắcxin để có kinh phí ngân sách trong 2 năm là một việc làm mạo hiểm. Hơn nữa, kinh phí thường xuất ra rất muộn, chưa kịp làm đã phải lo thanh toán hoàn trả ngân sách cuối năm. Vì vậy, thật không khó hiểu khi dịch tai xanh hoành hành, các nhà nghiên cứu thú y lại dường như "mũ ni che tai", chẳng ai chịu nhảy vào lĩnh vực tạo vắc xin. Để hạn chế độ mạo hiểm nghề nghiệp, người nghiên cứu cần phải tự mày mò trước cho đến khi có những kết quả bước đầu mới bắt tay vào "đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu" và sau đó nếu được chấp thuận thì lo lập "đề cương nghiên cứu" để trình lên cơ quan duyệt kinh phí. Nếu được duyệt thì cũng cần chờ đến 5 tháng sau mới có kinh phí. Vì vậy, nếu có đủ lòng say mê khoa học và đủ giàu để có tiền tiếp tục thì người nghiên cứu mới có thể đưa được đề tài đến "sản phẩm cuối cùng".
Cần có cơ chế bắt buộc Theo đại diện của Trường ĐH Cần Thơ, hạn chế của việc gắn kết NCKH với đào tạo sau ĐH do các đề tài địa phương đặt hàng thường gắn liền với thực tế sản xuất, đòi hỏi giải quyết nhanh. Trong khi đó yêu cầu của luận án tiến sĩ phải có tính mới, bí quyết trong khoa học và thường thực hiện trong thời gian dài. Vì vậy, không ít đề tài luận án nặng về NCKH cơ bản không được phê duyệt. Còn theo đại diện Trường ĐH Thủy Lợi, những nguyên nhân chính của sự thiếu gắn kết giữa NCKH và đào tạo sau ĐH, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ là do chưa tạo cơ chế bắt buộc các đề tài NCKH phải gắn với đào tạo tiến sĩ. Có hiện tượng các đề tài tập trung chủ yếu vào một số chuyên gia, công tác hợp tác quốc tế trong NCKH chưa được quan tâm đúng mức, trọng tâm vẫn là thực hiện các dự án tài trợ.
Để các nhà khoa học yên tâm, tập trung vào nghiên cứu khoa học và để gắn kết việc nghiên cứu với đào tạo, nhiều đề xuất đã được các trường đưa ra. Nhiều ý kiến tập trung cho rằng để hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động KHCN, cần chuyển từ hình thức lập và duyệt dự toán theo định mức sang hình thức khoán kinh phí theo sản phẩm KHCN cuối cùng (đặt hàng sản phẩm), đơn giản mọi thủ tục hành chính, tài chính rườm rà. Còn PGS-TS Vũ Văn Liết, Trường ĐH Nông nghiệp HN cho biết: Bài học kinh nghiệm của nhà trường là ưu tiên các đề tài khoa học có liên kết với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tạo ra sản phẩm và chuyển giao sản phẩm vào thực tế, các trường ĐH, CĐ cần được ưu tiên cấp kinh phí NCKH vì nó đem lại lợi ích kép là sản phẩm khoa học và sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực. Trường nêu đề xuất công trình công bố trên các tạp chí chuyên ngành bắt buộc phải có sự tham gia của học viên cao học và nghiên cứu sinh. Ngoài ra, đại diện của nhiều trường đều nhất trí rằng, cần có chế tài để xử lý các cán bộ, giảng viên không tham gia NCKH.
Đồng tác giả, tiến sỹ Phạm Mạnh Thảo, Học viện Kỹ thuật Quân sự và tiến sỹ Doãn Anh Tú, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng) lần đầu tiên nghiên cứu, chế tạo thành công pin hoạt hóa nhiệt ở Việt Nam.
Ông Đặng Hoàng Sơn (phường 2, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) vừa giới thiệu tại Chợ Công nghệ, Thiết bị Hà Nội 2010 bộ tiết kiệm nhiên liệu cho những chiếc xe máy cũ, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Ngày 7-9, Công ty Đo lường và phân tích hóa học hàng đầu thế giới Agilent Technologies, Inc. đã công bố 2 thiết bị đo lường phân tích sinh học mới nhằm hỗ trợ VN trong việc phân tích chất lượng các sản phẩm nông, lâm, ngư tiêu chuẩn quốc tế. Đó là thiết bị sắc ký lỏng siêu cao áp và hệ thống khối phổ ba tứ cực Agilent 6400 series, chuyên dùng để xác định các hợp chất độc hại.
Thiết bị này thực hiện việc cấp, rải, san, đầm, lèn và hoàn thiện bề mặt bê tông mái dốc, phục vụ thi công các công trình có độ dốc như bờ kênh, rạch, đê, đập..
PGS-TS Đinh Xuân Thắng (Viện Môi trường-Tài nguyên- ĐH Quốc gia TPHCM) và kỹ sư Vũ Văn Dũng (Viện Nghiên cứu công nghệ môi trường và bảo hộ lao động) vừa cho ra mắt mẫu thiết bị xử lý bụi và một số loại khí acid ở quy mô nhỏ và vừa.
Tại hội thảo “Công nghệ sinh học: Hướng phát triển cho tương lai” tổ chức ngày 30-9 ở Hà Nội, GS Nguyễn Lân Hùng, Giám đốc Trung tâm Sinh học thực nghiệm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), cho biết một số nông dân tỉnh Sơn La đã trồng giống bông biến đổi gien mua từ Trung Quốc
Chuyện Apple, Samsung tự tạo ra sản phẩm riêng để thoát khỏi sự lệ thuộc vào cái bóng Google gợi mở cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam suy nghĩ đến hướng tự tạo ra sản phẩm, những thương hiệu mới trong và ngoài nước, vượt khỏi cái bóng những người khổng lồ.
Doanh số máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm quý thứ 5 liên tiếp, lâu nhất từ trước tới nay, do người tiêu dùng tiếp tục chuyển hướng sang các dòng máy tính bảng và smartphone trang bị màn hình cảm ứng.
Chỉ khoảng 2 năm trước, 99% các ứng dụng di động mà người dùng Việt sử dụng đều của nước ngoài thì hiện nay, với gần 10 triệu smartphones và 20 triệu thuê bao 3G, việc phát triển các ứng dụng di động đang trở thành xu hướng tiềm năng.
Smartphone ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người dùng smartphone đều gặp phải là thời lượng pin dùng trên máy. Việc sạc điện cho pin mọi lúc mọi nơi đã thu hút được nhiều hãng công nghệ và cả các nhà sản xuất thời trang tham gia.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 1/7, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đề xuất tăng giá cước 3G.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Trước khi trở thành cái tên quen thuộc với nhiều người dùng Internet toàn cầu hiện nay, nhiều trang web nổi tiếng đã phải thay đổi tên miền theo hướng gọn nhẹ hơn, dễ nhớ hơn.
Hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi sau 10 năm. Vì thế, không có gì khó hiểu khi nước ta vẫn "trung thành" với chiến lược xuất khẩu nguyên liệu thô và nuôi giấc mơ công nghệ cao.
Hàn Quốc có được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế và khoa học công nghệ một phần là nhờ những định hướng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Những chính sách đó rất đáng để chúng ta nghiên cứu và áp dụng.
Những ý kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thống đốc Mitt Romney trên trang Tranh luận khoa học (ScienceDebate.org) phản ánh rất rõ khác biệt về chủ trương và chính sách khoa học công nghệ giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới. Sau đây là lược thuật một số nội dung cơ bản.
Việc tìm hiểu, tham khảo những mô hình tiến bộ trong quản lý quỹ khoa học của quốc tế để áp dụng một cách phù hợp vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Bài viết này điểm qua một số so sánh giữa Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (Nafosted) và Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) trên các khía cạnh: tổ chức hội đồng, thẩm định đề cương, cơ chế tài chính, và đàm phán tài chính.
Hơn 70% số trận động đất mạnh nhất trên thế giới đều xảy ra dọc theo một đới xuyên lục địa được biết đến dưới tên gọi Vành đai lửa Thái Bình Dương, dài khoảng 40 nghìn km, chạy vòng quanh Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn nằm ngoài vành đai lửa này, vì thế đến nay chúng ta chưa phải chịu những thiệt hại nặng nề do động đất gây ra như các nước: Nhật Bản, Indonesia, Philippines... những quốc gia nằm ngay trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
Một vị khách đến gõ cửa nhà bà Mary Reeser - phụ nữ luống tuổi về hưu sống tại bang Florida, Mỹ. Mãi không thấy ai ra, bà gọi thêm người phá cửa. Trong nhà, trên chiếc ghế bành, chủ nhân đã cháy thành than, chỉ còn một bàn chân đi giày vải, xung quanh, đồ đạc hầu như vẫn nguyên vẹn…
Tòa án dân sự Paris vừa bác yêu cầu của luật sư Maurizio Liberati (Ý) về việc đòi giải tỏa khoản tiền 5,2 triệu Euro của Vietnam Airlines đang được giữ tại tài khoản của đoàn luật sư Paris.
Dự án xây dựng tuyến đường trục nối khu đô thị Lạch Tray - Hồ Đông rộng tới 100 m tại TP Hải Phòng được khởi công cách đây 5 năm vẫn đang “giậm chân tại chỗ”. Lý do được đưa ra là có tới 52/85 hộ dân không chịu bàn giao đất cho dự án trong khi quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã được UBND quận Ngô Quyền ban hành.
Hawking & Mlodinow vừa công bố cuốn sách “The grand Design” (Cuộc đại thiết kế) trong đó các tác giả nêu lên nhiều quan điểm gây nên một làn sóng phản ứng gay gắt từ phía các nhà khoa học, triết học và thần học.
Không phải lúc nào những phát minh đặc biệt hữu ích cho đời sống cũng mang lại tiền bạc và danh vọng cho chủ nhân. Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về một vài phát minh xuất sắc, đã và đang phục vụ cho hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng không thể đưa tên tuổi người sáng chế vào lịch sử hay trở thành tỉ phú!