Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của nông dân Trà Vinh

Ở Trà Vinh, có những nông dân nhờ kiên trì học hỏi đã có nhiều sáng kiến  giá trị, khắc phục những khó khăn trong sản xuất, làm giàu cho mình và giúp ích cho xã hội...

Từ chiếc máy đào đất...

Ðó là câu nói đầu tiên của Trần Văn Dũng khi kể tóm tắt cho chúng tôi nghe về cuộc đổi đời của mình. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, phong trào nuôi tôm sú nở rộ. Nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm. Anh dốc hết của cải, vay tiền để đào ao trên phần đất của mình ở ấp Mé Láng, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải để nuôi tôm. Sau ba năm mất mùa liên tục, bán hết ao tôm mà vẫn thiếu nợ, anh Dũng về Cà Mau tìm kế sinh sống. Sau chín năm, anh Dũng đưa gia đình trở lại quê hương, lúc đầu sống bằng nghề chở trấu bỏ mối, rồi đào ao mướn.

Lúc bấy giờ đào ao chủ yếu bằng sức người là chính. Một số người có sáng kiến dùng máy bơm nước để chuyển đất đi, nhưng cũng phải đào đấtđưa vào cho máy. Dùng cách này có giảm bớt sức lao động, nhưng năng suất không cao. Anh nghĩ phải chế tạo chiếc máy đào tốt hơn mới giảm được sức lao động và chi phí. Ban ngày đào ao, tối về mày mò chế tạo, làm được bao nhiêu tiền đều bỏ ra mua dụng cụ. "Nhiều người nghĩ tôi nghèo quá hóa khùng, nên cũng không dám cho mượn tiền".

Gần mười năm rồi, đến nay, anh Dũng vẫn nhớ như in chiếc máy đào đất, tác phẩm đầu tay của mình. Cái máy đào được 50 m3 đất/ngày, với giá bình quân 5.000 đồng/m3, trừ tiền dầu, anh Dũng thu lãi khoảng hai trăm nghìn đồng/ngày. Từ thành công đó, anh tiếp tục cải tiến để cho ra đời chiếc máy thứ hai. Thời điểm hoàn thành, chỉ còn hơn một tháng là hết mùa đào ao, nhưng anh Dũng cũng thu được 57 triệu đồng.

Bước ngoặt cuộc đời của anh Dũng chỉ thật sự chuyển biến từ năm 2003. Lúc này anh Dũng đã có năm chiếc máy đào đất, vốn tích lũy được 170 cây vàng. Ðồng chí Bí thư Tỉnh ủy đến thăm, tặng sáu triệu đồng và động viên anh đăng ký bản quyền.

Ðồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đến thăm và quyết định hỗ trợ 70 triệu đồng kéo đường điện ba pha để giúp anh mở rộng quy mô sản xuất. Công ty TNHH Liêm Thanh của anh Trần Văn Dũng ra đời. Từ chiếc máy đào đất đầu tiên, đến nay, công ty đã sản xuất thêm ba loại máy đáp ứng các chức năng làm đất khác nhau: Máy nạo vét bến bãi (bơm hút cát); máy cải tạo (sên bùn đáy) hồ tôm sau vụ nuôi; máy xi thông đáy ao nuôi cá da trơn (làm sạch đáy ao trong quá trình nuôi).

Năm năm qua, cơ sở của anh Dũng đã sản xuất, cung cấp ra thị trường hơn 1.200 chiếc máy làm đất. Sản phẩm của Công ty Liêm Thanh có mặt trong cả nước. "Anh còn ý tưởng cho ra đời thêm dòng máy nào nữa không?". "Thấy bà con  thu hoạch nghêu nặng nhọc, mất nhiều công sức quá nên tôi dự định làm thêm chiếc máy thu hoạch nghêu". Ðầu năm 2008, HTX nông nghiệp gợi ý đặt hàng, anh Dũng chế tạo và bước đầu chạy thử thành công.

Ðến máy phun thuốc trừ sâu, bệnh

Về xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, hỏi nông dân Lê Văn Chưởng hay ông Tư Chưởng, rất nhiều người biết. Hơn 10 năm qua, nông dân quanh vùng đã quen sử dụng giống lúa của ông; và mới đây người dân lại trầm trồ khi biết ông chế tạo thành công chiếc máy phun thuốc trừ sâu bệnh.

Tuy đã qua cái tuổi 60 nhưng trông ông Tư Chưởng còn mạnh khỏe và nhanh nhẹn lắm. Ông kể, cuộc đời ông luôn gắn với cánh đồng ấp Ðầu Giồng A xã Mỹ Chánh này. Làm ruộng vất vả lắm mà vẫn không khá được, vì chủ yếu  giống lúa cũ năng suất bấp bênh, năm trúng, năm mất mùa. Năm 1980, ngành nông nghiệp tỉnh đưa giống lúa mới về trồng thực nghiệm, tuy là năm đầu nhưng đã cho năng suất 32 giạ/công (khoảng 6,5 tấn/ha), là năng suất cao nhất lúc bấy giờ, đặt tên là Cửu Long 8.

Từ thành công của giống lúa Cửu Long 8, nông dân Thanh Mỹ mạnh dạn thay đổi giống lúa. Ðến năm 1995, trên đồng ruộng Thanh Mỹ đã có rất nhiều giống lúa khác nhau. Có một số giống chuyên xuất khẩu, bán được giá cao. Tuy nhiên, ông và nhiều nông dân khác cũng còn rất mê giống Cửu Long 8. Vì nó chịu hạn cao, sống được với phèn mặn nhẹ, ít nhiễm bệnh, nhiễm rầy, năng suất luôn ổn định 5 - 7 tấn/ha.

Tuy không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng Cửu Long 8 tiêu thụ nội địa rất tốt. Các lò làm bún, bánh tráng, hủ tiếu thường tìm gạo Cửu Long 8 để làm, vì có lượng bột nhiều, bột khô, dễ làm hơn các loại gạo khác. Tuy nhiên, qua thời gian, giống lúa này bị lai tạp, không còn giữ được những đặc tính ưu việt ban đầu nữa.

Tìm cách khôi phục giống lúa này, trong một thời gian dài, từ vụ này sang vụ khác, ông Tư Chưởng bền bỉ chọn lấy bông lúa cái, lấy vài chục hạt giữa bông đem gieo và cấy trong bồn xi-măng có đậy lưới để cách ly hoàn toàn với các giống lúa khác. Nếu có điều kiện trồng trái vụ để không trổ cùng lúc với các giống lúa khác thì càng tốt.

Sau khi thu được 3,5 - 4 kg giống, ông Chưởng cấy trên ruộng cách ly, kết hợp khử lẫn để ra giống nguyên chủng. Giống nguyên chủng sau khử lẫn sẽ cho ra giống lúa xác nhận, là giống để sản xuất đại trà. Sau ba năm, ông Tư Chưởng đưa giống lúa Cửu Long 8 đã bị thoái hóa nặng trở lại nguyên chủng. Và cứ sau hai năm ông phục tráng lại một lần. Mỗi năm, ông Tư Chưởng dành 40 công đất để sản xuất lúa giống Cửu Long 8 cung cấp cho nông dân quanh vùng.

Việc ông Tư Chưởng chế tạo máy phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa xuất phát từ việc thiếu nhân công trong lao động nông nghiệp. Ông nói, gia đình tôi có 80 công đất ruộng. Vụ thu lúa đông 2006, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá làm lúa của gia đình ông và bà con trong vùng bị thiệt hại nặng. Nguyên nhân chính vì thiếu công phun thuốc. Có lần đi thăm ruộng nghe bà con nói, phải chi có máy phun thuốc thì tốt biết mấy?

Ông Tư Chưởng bắt đầu mày mò chế tạo chiếc máy phun thuốc. Máy phun thuốc ông Tư Chưởng nghĩ ra từ thân của máy trục, nhưng điều ông quan tâm nhất là làm sao máy không cán lúa, hoặc không gây thiệt hại cho lúa. Sau gần một năm tháo ra, ráp vào, đến tháng 4-2008 ông đã hoàn thiện máy phun thuốc trừ sâu. Ông cải tiến hai bánh lồng của máy trục cho lớn hơn để hạn chế tối đa việc cán lúa. Trên máy đặt bồn chứa nước pha thuốc khoảng 70 lít, giàn phun đặt phía sau máy có chiều ngang 8 m, tầm phun xa 10 m. Một giờ máy phun được 1,5 ha, tương đương với 4 - 5 lao động thủ công. Sử dụng máy phun thuốc còn có cái lợi là có thể tăng thêm lượng nước pha để phun thuốc thấm đều hơn.  Ông ước tính, nếu chỉ chế tạo máy phục vụ riêng cho khâu phun thuốc thì giá thành khoảng 12 triệu đồng/máy.

Kiên trì học hỏi, mày mò tìm hiểu từ thực tiễn cuộc sống rồi từ đó cải tiến tạo ra những sản phẩm mới phục vụ sản xuất có hiệu quả, gương lao động của những người như anh Trần Văn Dũng, ông Tư Chưởng thật đáng trân trọng!

 

(Theo Tạp chí Hoạt động khoa học)

  • Mô hình sản xuất nấm theo công nghệ mới
  • An Giang: Một nông dân lai tạo thành công hơn 20 giống lúa
  • Quảng Nam: Di thực thành công sâm Ngọc Linh tại vùng đất mới
  • Thành công trong điều chế vaccin mới phòng lao
  • Phân loại rác bằng dây chuyền bán tự động
  • Giường đa năng cho người bại liệt
  • Trao giải thưởng thanh niên CNTT tiêu biểu 2009
  • Nuôi giun ăn rác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị