Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất xăng từ cây cọc rào

Từ loài cây thường dùng làm cọc rào, một nhóm các nhà khoa học đã thành công trong việc ép hạt lấy dầu đốt thay xăng chạy máy. Công trình này vừa đoạt giải thưởng Ngày Sáng tạo Việt Nam (Inovation Day) 2010 với mức tiền thưởng cao nhất, gần 300 triệu đồng.

PGS.TS Đào Châu Thu, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết, cây cọc rào, tên khoa học là Jatropha Curcas, là cây bản địa, mọc từ Bắc chí Nam. Quả của cây này có thể ép thành dầu thay xăng, than đá và nhiều loại năng lượng hóa thạch khác.

Nghiên cứu của PGS Thu cho thấy, dầu ép từ cây này có thể dùng luôn để thắp đèn, chạy máy nổ, ô tô. Loại dầu ép từ hạt của cây này là loại dầu không đông, ưu điểm này được coi là vượt trội so với dầu cọ của Indonesia.

PGS Đào Châu Thu và giải thưởng Ngày sáng tạo Việt Nam 2010 cho đề tài sản xuất dầu sinh học từ cây cọc rào
PGS Đào Châu Thu và giải thưởng Ngày sáng tạo Việt Nam 2010 cho đề tài sản xuất dầu sinh học từ cây cọc rào . Ảnh: M.H

Chính nhờ ưu điểm này mà dầu cọc rào luôn giữ được màu trong veo, để qua mùa đông cũng không bị đông, vón và không cần đến phụ gia chống đông. Nhờ vậy, nếu xe chạy bằng loại dầu này thì mùa đông không sợ bị đông máy.

Hiện nay, các nhà khoa học đang sử dụng một loại máy của Đức để ép dầu, gọn nhẹ, chỉ chiếm diện tích khoảng 2m2, và sử dụng rất đơn giản. Chỉ cần cho hạt cọc rào vào một đầu, máy sẽ ép tự động và đầu kia cho ra dầu thành phẩm.

Với số tiền 270 triệu đồng từ giải thưởng, PGS.TS Đào Châu Thu cùng các cộng sự dự định sẽ triển khai ngay vùng nguyên liệu cây cọc rào tại Tam Nông, Phú Thọ. Các hộ dân tại đây sẽ được hướng dẫn cách trồng cây đạt năng suất cao và chất lượng hạt tốt nhất trên những vùng đất xấu, nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc hay các vùng trơ cằn sỏi đá, không loại cây gì mọc được.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chuẩn bị mở rộng vùng nguyên liệu ở khu vực phía Bắc như Sơn La, Phú Thọ (Ba Vì) Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, v.v…Cách trồng cây cũng rất linh hoạt, có thể trồng theo nhiều cách, ươm hạt hoặc trồng cành hom. Một hom giống giá chỉ từ 1.500 - 2.000đ.

Năm 2009, Bộ NN&PTNT lần đầu tiên cho phép Viện Lâm nghiệp Việt Nam trồng thử nghiệm 2 ha cây cọc rào ở Ninh Thuận và 2 ha nữa ở một tỉnh phía Bắc. Dầu từ hạt cọc rào đã được thử nghiệm dùng làm xăng chạy ô tô, xe máy tại Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Hiện nay, Đức cũng đang ráo riết nghiên cứu về loại dầu này và đã đặt mua của Việt Nam 2 tấn dầu cọc rào vào cuối năm 2010. Theo nghiên cứu bước đầu của Đức, xăng sinh học làm từ dầu của cây cọc rào hơn hẳn xăng sinh học làm từ sắn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường hơn.

(Theo Mỹ Hằng // Tienphong Online)

  • Khung pháp lý về quyền tự do thông tin trong một thế giới phẳng
  • Nghị lực sống “ẵm” giải Vietnam ICT Awards 2009
  • 34 đội tham gia vòng chung kết Robocon 2010
  • Sản xuất phân vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp
  • Một nông dân sáng chế ba loại máy nông nghiệp
  • Máy bơm dùng bình ắc-quy
  • “Chế ngự” thắng đĩa
  • Kỹ thuật mới - Công nghệ mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị