Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quyết định

Trong công tác bảo vệ môi trường về căn bản có bốn lực lượng chính tương tác tham gia gồm: bộ máy nhà nước chịu trách nhiệm ban hành các chiến lược dài hạn luật lệ các chính sách kiểm soát kiểm tra phân bổ ngân sách và tổ chức thực hiện những dự án lớn; Cỗ máy chính của nền kinh tế sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ như các công ty các nhà máy các doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ; Các cộng đồng dân cư trên mọi địa bàn các tổ chức dân sự khác nhau và các cơ quan khoa học gồm rất nhiều các viện các trung tâm các trường đại học hỗ trợ tìm kiếm giải pháp khoa học và công cụ giúp thực hiện tốt các vấn đề môi trường.

Các lực lượng này trong làm việc đôi khi đồng thuận tích hợp cùng nhau đôi khi hợp tác với nhau đôi khi chức năng chồng chéo lên nhau khi thì đóng vai trò giải quyết vấn đề môi trường khi thì là những nạn nhân của ô nhiễm môi trường và đôi khi lại đóng góp như những tác nhân hủy hoại môi trường.

Các tương tác của cuộc sống lên môi trường cộng với sự tham gia của bốn lực lượng chính nói trên luôn có tác động biến đổi đến môi trường và làm biến dạng môi trường. Chúng ta đều kỳ vọng những biến dạng này mang tính tích cực nhưng trong thực tế hiện nay biến dạng khá tiêu cực thể hiện bằng sự xuống cấp của chất lượng môi trường. Không khí các thành phố và chất lượng nước của hồ ao sông ngòi kể cả biển nữa có chỗ xuống cấp tới mức không chấp nhận được và đe dọa tới mạng sống và sức khỏe con người.

Sự tương tác đa diện làm công tác bảo vệ môi trường đối mặt với các thách thức chồng chéo nhau. Hơn nữa do tính chất của môi trường là thực thể có hạn và tương đối bất biến và là tài sản bị sở hữu chung nên công tác quản lý rất khó khăn.

Chỉ cần một trong các yếu tố trên yếu kém ví dụ như sự bất cập của luật pháp hoặc tính không chuyên nghiệp trong quy trình hay nhiều khi là sự vô trách nhiệm của mỗi người chúng ta dễ dàng biến nỗ lực của nhiều bên thành công dã tràng. Đó là chưa nói đến các yếu tố cơ học như việc tăng dân số hoặc sự phát triển kinh tế ồ ạt hiện nay đang tạo sức ép ngày một lớn lên môi trường sinh thái.

Su tham gia cua cong dong la yeu to quyet dinh.
Về mặt tâm linh hệ thống hồ Hà Nội cũng như linh hồn của thành phố vậy...(Ảnh: St)

Trong hai thập kỷ qua nhà nước đã đầu tư nhiều cho lĩnh vực bảo vệ môi trường coi đó là lĩnh vực ưu tiên và lấy ngăn ngừa ô nhiễm làm chiến lược chính trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các kết quả đạt được dường như còn quá khiêm tốn so với việc xuống cấp nhanh và trầm trọng của môi trường sinh thái.

Hiện nay vẫn còn sự nhận thức sai lầm cho rằng việc bảo vệ môi trường là công việc và trách nhiệm của chính phủ hoặc của các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến hai hậu quả tai hại: Một là chỉ khi nào xảy ra sự việc nghiêm trọng có hậu quả lúc đó việc kiểm soát xử lý mới nổi lên rầm rộ. Hai là sự tham gia tích cực của các cộng đồng dân sự hoặc các cộng đồng doanh nghiệp yếu ớt và kém hiệu quả đôi khi chỉ nặng về hình thức kêu gọi mà không có hành động cụ thể.

Câu hỏi đặt ra là trong những thập kỷ tới là chúng ta vẫn giữ cách làm như thời gian qua hay phải có sự thay đổi và nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào. Đã đến lúc bên cạnh trách nhiệm của nhà nước việc tham gia của ba lực lượng chính trong công tác bảo vệ môi trường trong đó trách nhiệm và sự tham gia của các cộng đồng dân sự và doanh nghiệp cần đẩy mạnh quyết liệt hơn.

Su tham gia cua cong dong la yeu to quyet dinh.

Đã đến lúc bên cạnh trách nhiệm của nhà nước việc tham gia của ba lực lượng chính trong công tác bảo vệ môi trường trong đó trách nhiệm và sự tham gia của các cộng đồng dân sự và doanh nghiệp cần đẩy mạnh quyết liệt hơn... (Ảnh: St)

Ở các nước khác ví dụ như Hàn Quốc đã tạo ra được cơ chế tham gia của cộng đồng khá hiệu quả. Các cơ quan truyền thông tham gia tích cực để giám sát tạo ra sự thi đua giữa các bên. Về tài chính thường do các doanh nghiệp đỡ đầu chi trả và chi phí này được tính vào việc khấu trừ thuế hoặc do các quỹ môi trường quốc gia và địa phương tài trợ hoặc kết hợp cả hai. Cộng đồng đóng góp tình nguyện bằng thời gian và sức người. Sông Hàn của Hàn quốc được làm sạch nhờ cơ chế trên.

Các cơ quan chức năng có các kênh thông tin tới tận địa phương và cộng đồng để giúp cho sự hiểu biết về môi trường được nâng cao. Ngoài ra các quỹ của chính phủ cho các hoạt động này cũng rất mạnh được đánh giá bằng các kết quả cụ thể và được thông báo qua các kênh truyền thông đại chúng. Các doanh nghiệp tham gia qua các cơ chế tài chính khác nhau và nhờ đó xây dựng thương hiệu môi trường của mình.

Ở nước ta cũng có phong trào tương tự ví dụ như các hội phụ nữ đảm trách giám sát một đoạn phố sạch đẹp nào đó. Đó là một kinh nghiệm hay nhưng có lẽ sự tham gia cần rộng rãi và tích cực hơn.  Với Hà Nội làm sạch và bảo tồn hệ thống hồ nước có thể huy động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia đỡ đầu bảo vệ với sự ủng hộ của chính quyền.

Xét cho cùng thủ đô Hà Nội đẹp và duyên dáng là nhờ hệ thống hồ. Ngoài chức năng điều hòa nước mưa và vai trò là những lá phổi sống cho thành phố hệ thống hồ Hà Nội gắn liền với lịch sử góp phần tạo ra cái gọi là văn hóa truyền thống thanh lịch và sang trọng của Hà Nội.

Về mặt tâm linh hệ thống hồ Hà Nội cũng như linh hồn của thành phố vậy. Vậy mà có ai biết chính xác diện tích mặt nước hồ còn mất là bao chất lượng nước hồ còn trong sạch đến đâu và liệu các hồ Hà Nội còn tồn tại bao lâu? Cần có cơ chế huy động được nguồn lực và sự sáng tạo của các cá nhân các cộng đồng các doanh nghiệp tham gia. Như vậy mọi nỗ lực của nhà nước và tiền của đổ vào việc khôi phục và bảo vệ hồ Hà Nội mới có kết quả được. Bằng cách này ta có thể chuyển dần các tương tác xấu lên môi trường thành các tương tác tích cực và quan trọng nhất là có thể tạo ảnh hưởng tốt lên cách ứng xử của người dân với công tác bảo vệ môi trường.

Có thể kể thêm nhiều các chương trình hành động cho cộng đồng dân sự và doanh nghiệp tham gia khác như các chương trình bảo vệ công viên các chương trình làm sạch đẹp đường phố. Nhưng cần nhiều kênh hơn nhiều chương trình hơn bài bản hơn cụ thể hơn để tạo điều kiện và huy động nguồn lực to lớn của các cộng đồng tham gia bảo vệ được môi trường. Đó sẽ là yếu tố quyết định giúp cho công tác bảo vệ môi trường thành công và chắc chắn chúng ta có quyền hy vọng vào một môi trường khá hơn trong tương lai một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.

(Theo Vietnamnet)

  • Máy tìm hài cốt hay bài của thầy địa lý?
  • VN chưa đủ nhân lực làm chủ công nghệ vũ trụ
  • Quản lý hộ tịch chỉ với một cái click chuột
  • Các trung tâm KHCN địa phương bắt đầu ăn nên làm ra
  • Sản xuất thiết bị chế biến hạt giống chất lượng cao
  • Hổ Đông Dương ở Việt Nam đang biến mất
  • Cải tạo bùn đỏ trồng cây
  • Trường Đại học Công nghệ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị