Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sau 10 năm tái lập tỉnh

Năm 1997, Hưng Yên được tái lập và chính thức làm việc theo đơn vị hành chính mới. Từ một tỉnh thuần nông, Hưng Yên đã có những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi lớn về nhận thức cũng như những giá trị kinh tế đóng góp vào giá trị chung của mỗi doanh nghiệp.

Những năm gần đây doanh nghiệp Hưng Yên đã quan tâm nhiều tới việc phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ so với giai đoạn trước năm 1997 (tính đến hết năm 1997, Hưng Yên chỉ có 02 văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và 10 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, không có bằng sáng chế và giải pháp hữu ích). Trong giai đoạn hiện nay, tài sản trí tuệ đang là thước đo khả năng sinh tồn và thành đạt trong tương lai của các doanh nghiệp, tài sản trí tuệ đang dần chiếm tỉ trọng càng cao trong tổng giá trị của công ty, có thể lên tới 90%, do đó việc độc quyền sở hữu tài sản trí tuệ, góp phần tăng giá trị vô hình của doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp Hưng Yên phần lớn đều mới đi vào hoạt động nhưng vẫn tăng cường bảo hộ tài sản trí tuệ doanh nghiệp chứng tỏ nhận thức của họ về tài sản trí tuệ đã được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là việc bảo hộ nhãn hàng hoá, một trong các biện pháp cần thiết để xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều tới nghiên cứu và phát triển các sáng chế hoặc có thể chưa quan tâm tới việc bảo hộ sáng chế, việc bộc lộ sáng chế thông qua bảo hộ độc quyền góp phần thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ, qua đó giúp doanh nghiệp tích luỹ và sử dụng bằng độc quyền sáng chế trong li - xăng, trong liên doanh và các giao dịch sinh lời khác.

Qua thống kê cũng cho thấy, tổng số văn bằng bảo hộ tuy đã có sự phát triển vượt bậc so với trước khi tái lập tỉnh, nhưng chỉ chưa tới 50% số doanh nghiệp trong tỉnh tham gia đăng ký bảo hộ, vì vậy cần phải tăng cường các biện pháp thông tin tuyên truyền sâu rộng các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ tới các doanh nghiệp, để đẩy mạnh việc xác lập quyền bảo hộ độc quyền các sở hữu công nghiệp đảm bảo quyền lợi hợp pháp cuả các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, góp phần làm gia tăng tỉ lệ giá trị tài sản vô hình trong khối tài sản của doanh nghiệp. 

 

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Sản xuất nhiên liệu thay thế xăng, dầu từ rơm, rạ, trấu
  • Phát hiện loài mèo cá có trong sách đỏ Việt Nam
  • Bảo tồn, phát triển các loài nấm ở Cát Tiên
  • Dùng tro bếp xử lý nước giếng bị nhiễm sắt
  • Tặng bằng khen đột xuất cho sáng chế vì nông dân
  • Thuốc trừ bọ đậu đen từ hạt cây có dầu
  • Ngành năng lượng VN: Tiếp cận thường xuyên với quốc tế 2009
  • 'Loa phường' xứ ta, xa lộ xứ người
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị