Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nhà khoa học Mỹ cấy ghép buồng trứng thành công

Các nhà khoa học Mỹ vừa thực hiện thành công một loạt các cuộc cấy ghép buồng trứng đối với những phụ nữ mãn kinh sớm, bằng việc sử dụng mô từ những chị em sinh đôi giống nhau.

Các nhà khoa học lấy mô ở ngoài cùng chứa các nang sản xuất trứng từ buồng trứng của người này để cấy ghép vào buồng trứng đã ngừng hoạt động của người kia trong cùng cặp chị em sinh đôi.

Nguy cơ đào thải bộ phận cấy ghép là rất thấp bởi vì các cặp chị em sinh đôi có gen giống nhau.

Năm ngoái, Stephanie Yarber bị mãn kinh ở tuổi 14, đã có con sau khi được các bác sĩ cấy ghép buồng trứng từ mô của người chị em sinh đôi. Tử đó đến nay, đã có năm phụ nữ được cấy ghép buồng trứng, trong đó ba người đã có thai.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Human Reproduction, những chị em sinh đôi có tỷ lệ mãn kinh sớm cao gấp ba đến năm lần phụ nữ bình thường.

Nghiên cứu này do TS Sherman Silber thuộc Bệnh viện St Luke's ở Pháp và TS Roger Gosden thuộc Đại học Cornell ở Mỹ tiến hành dựa trên dữ liệu về 832 cặp sinh đôi tại Australia và Anh.

TS Gosden cho biết đến nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng này. Nhưng những cặp chị em sinh đôi bị mãn kinh sớm có thể bị di truyền từ người mẹ bị mãn kinh sớm.

TS Allan Pacey, thư ký Hiệp hội Sinh sản Anh, hiện giảng dạy tại Đại học Sheffield nói rằng, kỹ thuật cấy ghép này có thể giúp lưu giữ mô buồng trứng một thời gian dài cho những phụ nữ phải cắt bỏ một phần buồng trứng để điều trị bệnh ung thư.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Trung Quốc: Thử nghiệm thành công vaccine cúm H5N1
  • Vắc-xin xịt mũi phòng cúm gia cầm
  • Lần đầu tiên nuôi cấy thành công lá gan trong ống nghiệm
  • Hàn Quốc tìm ra cơ chế di căn của bệnh ung thư
  • Dùng bóng đèn cắt bỏ khối u
  • Đã phát hiện đột biến gen gây nên bệnh tâm thần
  • Tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ có liên quan đến dị thường ở não
  • Có thể chống ung thư não bằng văcxin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị