Theo thuyết
Cho đến thời điểm hiện nay, thuyết tiến hóa do nhà bác học vĩ đại người Anh Charles Darwin đề xuất vẫn được thừa nhận là học thuyết lý giải khách quan và đầy đủ nhất quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của sự sống muôn loài. Tuy nhiên về mặt sinh học, con người ngày càng trở nên yếu ớt hơn trước thiên nhiên hùng mạnh và khắc nghiệt. Nhiều thông tin khoa học cho thấy lý luận tưởng chừng khá hoàn chỉnh trên dường như vẫn còn thiếu sức thuyết phục nếu áp dụng với chính loài người chúng ta.
Con người tiến hóa ngược quy luật tự nhiên?
Trước hết là chuyện sinh sản và trưởng thành. Việc nuôi dưỡng bào thai trong bụng giống cái là bước tiến vĩ đại của quá trình hoàn thiện quy trình sinh nở, nhờ đó thời gian phải chăm sóc đặc biệt của động vật có vú sau khi sinh ra thường rất ngắn (vài ngày tới vài tuần) và cá thể rất nhanh chóng thích nghi, trưởng thành trong cuộc sống tự lập.
Riêng bào thai người phát triển khá dài, trong khoảng 280 ngày. Sau khi sinh 1 năm, đứa trẻ mới có thể tự đi những bước đầu tiên, tiếp theo là quá trình trưởng thành (phát triển thể lực, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, hình thành nhân cách...) kéo dài tới 15-20 năm. Nếu để đứa trẻ độc lập trong thiên nhiên hoang dã - kể cả có sự trợ giúp của mẹ và người lớn khác, cơ may sống sót và tồn tại là rất mỏng manh.
Con người là một loài động vật bậc cao hình thành từ loài linh trưởng, trải qua giai đoạn tiến hóa kéo dài khoảng 4 triệu năm. Nhưng thời gian đó dường như chưa đủ để tạo nên nhiều biểu hiện đặc biệt trong cấu trúc cơ thể của riêng con người. Nói cách khác, thuyết tiến hóa bất lực trước một số hiện tượng chỉ liên quan tới con người.
Ví dụ, nhiều nhà khoa học cho rằng để bộ não của người vượn Australopithecus (sống cách đây khoảng 2 triệu năm, hình thành từ vượn người Homonid sống cách đây khoảng 4 triệu năm) đạt tới kích thước 1.200-1.600 ml của người Homo Sapiens (tức người tiền sử, xuất hiện cách đây khoảng 500.000 năm), tức là tăng lên gấp 3 lần trong 1,5 triệu năm, chỉ có thể nhờ sự phát triển đột biến chứ không thể thông qua tiến hóa thông thường. Nhưng ai hoặc cái gì tạo nên sự phát triển đột biến đó vẫn chưa được làm rõ.
Tư thế đứng thẳng trên hai chân buộc hệ thống tuần hoàn thường xuyên phải làm việc quá tải để đưa máu lên não và các bộ phận khác ở cao hơn quả tim, gây tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho các cơ quan quan trọng và dễ bị tổn thương này. Trong khi đó xương sống, khung xương chậu, xương chân và hệ thống cơ cũng phải thay đổi nhằm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và các cơ quan nội tạng. Đặc biệt, sự thay đổi của khung chậu và hệ thống cơ đã tạo nên nhiều khó khăn cho phụ nữ khi sinh nở, trong khi thai nhi lại khá to, nhất là phần đầu, vì sự phát triển quá nhanh của bộ não trẻ sơ sinh. Đó là chưa nói tới việc tư thế đứng thẳng còn giảm đáng kể khả năng đi lại, tốc độ chạy nhảy... Như vậy, đứng thẳng và đi lại bằng hai chân là hướng tiến hóa về mặt nhân chủng học, nhưng lại gián tiếp làm giảm thiểu khả năng thích nghi với môi trường sống.
Một điều khó lý giải khác là vấn đề tình dục và sinh sản của phụ nữ. Động vật có vú nói chung và các loài linh trưởng nói riêng có nhu cầu sinh sản rất mạnh để duy trì nòi giống, nhưng thường chỉ động dục (rụng trứng) theo mùa nhất định trong năm để sinh sản vào thời điểm thích hợp nhất (thời tiết thuận lợi, thức ăn dồi dào...), tức là hầu như không có nhu cầu tình dục thường xuyên. Ngược lại, chu kỳ rụng trứng của phụ nữ xảy ra thường xuyên hơn (trung bình mỗi tháng một lần), hoóc môn sinh dục được sản xuất đều đặn dẫn tới nhu cầu sinh hoạt tình dục rất cao cho dù nhu cầu sinh sản ít hơn rất nhiều.
Mặt khác, nên thừa nhận rằng sự đứng thẳng bằng 2 chân dẫn tới tư thế chủ đạo trong giao hợp là đối mặt nhau. Nhưng các nhà khoa học cũng cho rằng nếu không có sự can thiệp trực tiếp - ví dụ như giải phẫu gen, thời gian của chu kỳ tiến hóa nói trên không đủ để tự nhiên làm biến đổi cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ so với hình dạng thông thường ở các loài linh trưởng khác cho phù hợp với tư thế giao hợp đó. Tương tự như vậy là sự xuất hiện của màng trinh thuộc cơ quan sinh sản chỉ có ở phụ nữ và hầu như không có bất kỳ một chức năng sinh học nào. Vậy làm sao giải thích được nhu cầu và cơ chế dẫn tới sự xuất hiện của nó nếu chỉ dựa theo thuyết tiến hóa?
Con người là sản phẩm của người ngoài hành tinh?
Có một số ý kiến cho rằng vẫn còn thiếu một mắt xích rất quan trọng trong hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa của chính loài người, và đó là nguyên nhân của các mâu thuẫn nói trên.
Trong khi nhiều người đang nỗ lực đi tìm mắt xích còn thiếu, một số nhà khoa học phương Tây đưa ra giả thuyết cho rằng chúng ta là sản phẩm của người ngoài hành tinh. Họ đã đến thăm trái đất, nghiên cứu con người và quyết định vận dụng những hiểu biết siêu việt của mình trong lĩnh vực giải phẫu và công nghệ gen để cải tạo nòi giống loài người theo hướng hoàn thiện hơn. Các hóa thạch tìm được cho thấy đã từng có các loài vượn người và người vượn với bộ não nhỏ hơn hay to hơn so với loài có bộ não trung bình là tổ tiên của chúng ta ngày nay. Chúng được coi là phiên bản không thành công (do đó bị loại bỏ) trong quá trình thử nghiệm của người ngoài hành tinh.
Và các điểm khác biệt của loài người cũng được lý giải bởi công nghệ gen được họ ứng dụng từ hàng triệu năm về trước. Ngày nay, họ vẫn định kỳ thực hiện các chuyến viếng thăm bằng đĩa bay để theo dõi cuộc sống và sự phát triển của các tác phẩm này. Việc chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết này là điều không hoàn toàn đơn giản như cảm giác ban đầu, đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nữa.
Từ trước tới nay, người ta vẫn tin rằng chim tiến hóa từ khủng long. Phát hiện mới đây của các nhà khoa học Nga khi nghiên cứu một số mẫu hóa thạch thuộc loài chim cổ đại cho thấy chúng có tuổi lớn hơn nhiều so với tuổi hóa thạch của khủng long, tức là xuất hiện trước loài khủng long. Điều này đảo ngược hoàn toàn quan niệm hiện hành về quá trình tiến hóa của các loài chim, đồng thời khẳng định rằng không có chân lý tuyệt đối trong khoa học. Vì vậy, cuộc tranh luận xung quanh học thuyết tiến hóa là điều bình thường và dễ hiểu.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com