Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lần đầu tiên virus H1N1 kháng thuốc lây từ người sang người

5 bệnh nhân nằm ở một bệnh viện Anh cùng nhiễm virus cúm H1N1 kháng thuốc. Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận việc lây virus cúm kháng thuốc từ người sang người trên thế giới.

Đầu tiên, 2 bệnh nhân ở Bệnh viện Đại học xứ Wales có biểu hiện của cúm, được điều trị bằng Tamiflu nhưng kháng loại thuốc này. Và sau đó, virus cúm H1N1 kháng thuốc này đã lây sang 3 bệnh nhân khác cùng khu vực.

Dailymail đưa tin, trong số 5 người này, 2 người đã bình phục và xuất viện, một người đang được chăm sóc đặc biệt, 2 người khác thì vẫn đang được điều trị bằng các thuốc kháng virus khác.

Tamiflu vẫn có tác dụng với số đông bệnh nhân cúm H1N1. (Ảnh: Dailymail)

Có nhiều bệnh nhân khác cùng khoa cũng bị cúm H1N1 nhưng vẫn chưa biết liệu họ có bị nhiễm loại virus kháng thuốc này không.

Theo các chuyên gia thì virus cúm kháng thuốc không gây bệnh nghiêm trọng hơn so với virus cúm H1N1 đang lưu hành. Trên thế giới đã ghi nhận 57 trường hợp kháng thuốc Tamiflu.

Bên cạnh vấn đề kháng thuốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng bày tỏ lo ngại về sự biến đổi của virus cúm H1N1 ở Na Uy và một số nước khác.

Theo Tân Hoa Xã, ngành Y tế Na Uy đã thông báo phát hiện sự biến đổi của virus cúm này ở 2 bệnh nhân đã tử vong và một người đang trong tình trạng bệnh rất nặng.

Ngoài ra, một số nước khác như Brazil, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Ukraine và Mỹ cũng phát hiện sự biến đổi của virus cúm H1N1. Các nhà khoa của WHO vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về những trường hợp này.

Tuy nhiên, WHO khẳng định, hiện vẫn chưa có chứng cớ nào cho thấy những biến đổi này của virus khiến số ca mắc tăng bất thường hay nhiều trường hợp mắc bệnh nặng hơn.

Theo các chuyên gia, virus cúm H1N1 tuy biến đổi nhưng vẫn nhạy cảm với các thuốc kháng virus như Tamiflu và Zanamivir. Và rằng văcxin cúm đại dịch hiện tại vẫn có tác dụng phòng bệnh.

Đại dịch cúm H1N1 đã khiến cho hơn 6.700 người trên thế giới tử vong.

(Theo Vnexpress)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Thiết bị tí hon kiểm soát đường huyết
  • Phát hiện gen điều khiển cơ thể phản ứng vắcxin
  • Canada: Sử dụng robot để bóc tách khối u não
  • Chip từ nano phát hiện sớm ung thư ở người
  • Những bí ẩn bên trong não bộ (2)
  • Những bí ẩn bên trong não bộ
  • Đo được tốc độ xử lý thông tin của não
  • Nuôi cấy thành công xương hàm từ tế bào gốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị