Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Mũi điện tử” chẩn đoán bệnh suyễn

Mũi điện tử để chẩn đoán bệnh suyễn. Đó là một thiết bị mới mà người ta hy vọng sẽ trở thành phương tiện phát hiện bệnh nhanh chóng, chính xác và rẻ tiền.

Kết quả nghiên cứu về công cụ chẩn đoán mới này đã được công bố tại Hội nghị quốc tế năm 2007 của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) ở San Francisco, ngày 21.5.2007.

Mũi điện tử (Enose) này có chứa những bộ cảm ứng có khả năng đo lường và phân tích các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) có trong hơi thở của bệnh nhân.

Giới thiệu về công trình nghiên cứu này, bác sĩ Silvano Dragonieri, thuộc Trung tâm Y khoa của trường Đại học Leiden, Hà Lan, cho biết: “Hơi thở bệnh nhân có chứa một hỗn hợp bao gồm hàng ngàn VOC có thể được sử dụng như những chất chỉ thị của bệnh phổi”.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị mới này đối với 10 bệnh nhân bị bệnh suyễn nặng, 10 bệnh nhân bị bệnh suyễn nhẹ và 20 người không mắc bệnh suyễn.

Tất cả những người tham gia thử nghiệm được yêu cầu thở vào trong một chiếc túi có ống dẫn hơi thở của họ vào trong mũi điện tử.

Mũi điện tử sẽ tìm kiếm những mẫu VOC mà các chuyên gia gọi là “dấu chỉ thị mùi” (smellprints), tức những chất chỉ thị hóa học có trong hơi thở. Từ đó, nó có thể phân biệt được hơi thở của bệnh nhân suyễn với hơi thở của những người không mắc bệnh này, với mức độ chính xác là 95%.

Tuy nhiên, trong việc xác định mức độ bệnh nặng hay nhẹ thì “mũi” chỉ mới đạt tỉ lệ chính xác là 65%.

Do đó, trước khi có thể sử dụng rộng rãi thiết bị này trong chẩn đoán bệnh suyễn, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến để “mũi” có thể “ngửi” được mức độ bệnh một cách chính xác hơn.

Bác sĩ Dragonieri phát biểu: “Bước nghiên cứu kế tiếp của chúng tôi là làm cho “mũi điện tử” có thể phát hiện được cả những người vừa mới có triệu chứng của bệnh suyễn, chứ không phải đã mắc bệnh suyễn như trong nghiên cứu này”.

Ông cũng cho biết, một nghiên cứu khác nhằm ứng dụng công nghệ mũi điện tử trong phát hiện ung thư phổi cũng đang được tiến hành cùng với nghiên cứu này.

Ông hy vọng, trong tương lai sẽ có thêm nhiều mũi điện tử y học khác được chế tạo để phục vụ cho việc chẩn đoán nhiều bệnh khác nhau.

Trong những năm gần đây, công nghệ mũi điện tử đã được sử dụng trong các ngành sản xuất thực phẩm, rượu và dầu thơm. Nhiều loại mũi điện tử đặc thù cũng đang là trợ thủ đắc lực trong công tác chống khủng bố, phát hiện bom, mìn và các hóa chất độc hại trong không khí.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Hormone - “chẳng phải là thuốc tiên chống lão hóa”
  • Việc sản sinh bị giảm sút
  • Robot giúp bác sĩ sát cánh cùng bệnh nhân
  • Sáng chế ra thiết bị phát hiện nhanh virus H5N1
  • Sử dụng tế bào mầm để chữa bệnh Parkinson
  • Chế tạo thành công robot vi phẫu thuật
  • Bào chế vắc xin ngừa dịch tả từ… gạo!
  • Kỹ thuật Implant mới giúp người điếc nặng nghe rõ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị