Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Robot giúp bác sĩ sát cánh cùng bệnh nhân

Một loại robot mang tên RP - 7, trị giá 150.000 USD đang được một bác sĩ ở bang Maryland, Mỹ sử dụng để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Với robot này, bác sĩ và bệnh nhân có thể giao tiếp với nhau ở mọi nơi và bất kỳ lúc nào thông qua một màn hình giao tiếp.

Dùng robot để vừa theo dõi sức khỏe bệnh nhân, vừa tạo ra hiệu ứng tâm lý tích cực là phương pháp mà bác sĩ Alex Gandsas đang áp dụng tại một bệnh viện ở Hoa Kỳ.

Đến bệnh viện Sinai ở Baltimore, bang Maryland, người ta sẽ nhìn thấy robot RP-7 - loại robot dùng cho hội nghị truyền hình (video conferencing) - được sử dụng để tiếp xúc với những bệnh nhân do bác sĩ Gandsas điều trị.

Phương pháp này nhằm giúp bệnh nhân có cảm giác là bác sĩ đang có mặt ngay tại phòng bệnh để chăm sóc họ.

Bác sĩ Alex Gandsas, một chuyên gia phẫu thuật giảm béo, phát biểu: “Robot này cho phép chúng ta “hiện diện” tại bệnh viện bất cứ lúc nào dù chúng ta đang ở bất cứ nơi nào trên thế giới”.

Là sản phẩm của công ty InTouch Technologies, robot hoạt động theo thời gian thực này có tên đầy đủ là “RP-7 Remote Presence Robotic System” (Hệ thống robot hiện diện từ xa RP-7). Khi được bác sĩ Gandsas sử dụng trong phẫu thuật giảm béo, robot này được đặt biệt danh là Bari - phần đầu của từ tiếng Anh “bariatric” (giảm béo).

Ông Michael Chan, Phó Chủ tịch điều hành InTouch Technologies - có trụ sở ở Santa Barbara, California - cho biết sản phẩm của công ty ông giúp các bác sĩ có thể “xuất hiện” ở nhiều nơi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngoài thời gian điều trị và tiếp xúc với bệnh nhân trong giờ làm việc, bác sĩ Gandsas sử dụng robot trị giá 150.000 USD này để theo dõi diễn biến sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật để có thể có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Theo bác sĩ Gandsas, robot RP-7 sẽ đến từng giường bệnh và điều chỉnh hai camera của nó để giúp bệnh nhân nhìn thấy bác sĩ Gandsas và trò chuyện với ông. “Điều đó giúp tạo ra ở bệnh nhân một cảm giác là đang được trực tiếp thăm hỏi bởi bác sĩ điều trị”.

Ông cho biết cách làm của ông đã tạo ra phản ứng tâm lý tích cực ở người bệnh. Ông nói: “Họ thích robot này lắm! Vì qua nó, họ cảm thấy như tôi đang có mặt bên họ hằng đêm”.

Trình bày với ban lãnh đạo bệnh viện về ý tưởng sử dụng robot của mình, bác sĩ Gandsas nói rằng đây là phương pháp hỗ trợ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật trong khoảng thời gian mà bác sĩ không có mặt tại bệnh viện.

Trong nghiên cứu của mình, bác sĩ Gandsas đã thu thập các thông tin liên quan đến 376 bệnh nhân do ông điều trị. Trong số đó, 92 người được robot RP-7 chăm sóc đã xuất viện sớm hơn so với dự kiến ban đầu.

Theo ông Michael Chan, công ty ông đang triển khai các ứng dụng của robot RP-7 tại các vùng xa xôi, nơi thường không có đủ lực lượng y tế để chăm sóc bệnh nhân. Hiện nay, khoảng 120 robot thuộc loại này đang được sử dụng tại các bệnh viện trên khắp thế giới.

Ông David Williams, một bệnh nhân lớn tuổi được robot RP-7 chăm sóc, đã đánh giá cao phương pháp điều trị có sự hỗ trợ của robot của bác sĩ Gandsas. Ông nói: “Bạn chỉ việc nằm một chỗ nhưng vẫn nhìn thấy mặt bác sĩ, bạn có thể nói chuyện với ông ấy và trả lời các câu hỏi của ông ấy về tình hình sức khỏe của bạn”.

Y tá Florence Ford, người đã làm việc với robot này trong suốt 18 tháng qua, cho biết bệnh nhân rất thích robot này, vì “việc nhìn thấy bác sĩ đã giúp họ có thêm niềm tin vào hiệu quả điều trị”.

Nghiên cứu của bác sĩ Gandsas vừa được giới thiệu trên tạp chí American College of Surgeons (Hiệp hội Phẫu thuật gia Hoa Kỳ).

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị