Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiêm các tế bào mầm vào những con khỉ bị bệnh Parkinson, một bước đi quan trọng trong việc tìm cách điều trị bệnh Parkinson.
Các tế bào mầm, đã từng được tiêm vào các loài gặm nhấm, bước đầu đã ngăn chặn sự phát triển của bệnh tại những tế bào não khỉ.
Một nghiên cứu đăng trên tờ PNAS cho biết, tình trạng của những con khỉ lại xấu đi bốn tháng sau khi tiêm.
Các tế bào mầm đã mang lại hy vọng lớn cho việc chữa trị bệnh Parkinson, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tạo được một bước đột phá trong lĩnh vực này.
TS Richard Sidman nói: Chúng tôi nói đến triển vọng này nhiều năm rồi, nhưng đây là một sự khởi đầu và chúng ta có thể nghĩ đến việc chữa trị nhiều bệnh khác nữa.
Nhóm nghiên cứu đã thật sự ngạc nhiên khi tế bào mầm, đã không thay thế các tế bào bị bệnh như dự đoán mà lại bảo vệ chúng, ngăn không cho bệnh phát triển.
Nhưng tình trạng bệnh những con khỉ này được cải thiện trong những tháng đầu thử nghiệm, bốn tháng sau chúng lại có triệu chứng bệnh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này có lẽ là do cơ thể khỉ bắt đầu đào thải tế bào lạ, và gợi ý rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn nhằm ức chế hệ thống miễn dịch.
Hiện nay, trên thế giới có hơn bốn triệu người mắc bệnh Parkinson, đứng thứ hai trong số những bệnh liên quan đến não sau bệnh Alzheimer.
Đây là một loại bệnh của hệ thần kinh thường xuất hiện ở cả nam và nữ trên 40 tuổi. Nó gây ra sự run tay và chân, căng cứng cơ khiến các hoạt động bị khó khăn và chậm chạp
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com