Trong 1 cuộc thí nghiệm táo bạo ở Châu Âu, các khoa học gia đã sử dụng muỗi để truyền 1 loại “vắcxin” của những ký sinh trùng sốt rét sống qua các vết đốt của chúng. Các kết quả này khiến nhiều người kinh hoàng: Tất cả mọi người trong nhóm nghiên cứu vắcxin đều được miễn dịch với bệnh sốt rét, những người trong nhóm đối chứng chưa được tiêm chủng không được miễn dịch bệnh sốt rét, và sau này phát bệnh sốt rét khi tiếp xúc với những ký sinh trùng này.
Cuộc nghiên cứu chỉ là một cuộc thí nghiệm chứng minh nguồn gốc nhỏ, và phương pháp của nó không mấy thực tế trên diện rộng. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu này lại cho thấy rằng, cuối cùng các khoa học gia có thể đi đúng hướng trong việc tạo ra 1 loại vắcxin hiệu quả chống lại 1 trong những ‘sát nhân’ hàng đầu đối với loài người. Một loại vắcxin sử dụng ký sinh trùng sống đã được biến đổi chỉ đưa vào thử nghiệm ở người.
“Vắcxin sốt rét đang được chuyển từ phòng thí nghiệm ra thực tế”, tiến sĩ Carlos Campbell cho biết.
Cuộc nghiên cứu mới này nhắc nhở chúng tôi rằng, bản thân ký sinh trùng sốt rét cũng là tác nhân gây miễn dịch hiệu nghiệm nhất, mặc dù việc tạo ra 1 loại vắcxin theo cách này lại khó hơn, ông cho biết.
Mỗi năm bệnh sốt rét giết chết gần 1 triệu người, phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là ở Châu Phi. Những con muỗi nhiễm bệnh tiêm các ký sinh trùng sốt rét chưa trưởng thành vào làn da khi chúng đốt; những ký sinh trùng này đi vào gan, ở đó chúng trưởng thành và sinh sôi nảy nở. Từ đó, chúng đi vào dòng máu và tấn công các tế bào hồng cầu – đây chính là thời kỳ gây bệnh cho người.
Người ta có thể được miễn nhiễm với bệnh sốt rét nếu tiếp xúc với nó nhiều lần. Thuốc chống sốt rét chloroquine có thể giết chết các ký sinh trùng trong thời kỳ cuối cùng ở trong dòng máu, đó là lúc nguy hiểm nhất.
Các khoa học gia cố gắng tận dụng 2 nhân tố này, bằng cách sử dụng thuốc chloroquine để bảo vệ người ta trong lúc tiếp xúc dần với ký sinh trùng sốt rét và để sự miễn dịch phát triển.
Họ đã phân công 10 tình nguyện viên đến nhóm nghiên cứu “vắcxin” và 5 người khác đến nhóm đối chứng. Tất cả đều được uống thuốc chloroquine trong 3 tháng và 1 tháng tiếp xúc 1 lần với khoảng 12 con muỗi– những con muỗi nhiễm bệnh sốt rét trong nhóm nghiên cứu vắcxin và những con muỗi không bị nhiễm trong nhóm đối chứng.
Điều đó giúp hiệu quả của vắcxin phát huy công dụng. Sau đó là 1 cuộc thử nghiệm để biết xem vắcxin này có hiệu quả hay không.
Tất cả 15 người này ngưng không uống thuốc chống sốt rét nữa. Hai tháng sau, tất cả họ đều bị những con muỗi nhiễm bệnh sốt rét chích. Không ai trong 10 người trong nhóm nghiên cứu vắcxin phát triển ký sinh trùng trong dòng máu; 5 người trong nhóm đối chứng thì lại có.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm tại Trường Đại học Nijmegen ở Nertherlands.
“Đây không phải là 1 vắcxin giống như các sản phẩm trên thị trường, mà là 1 cách để cho biết cách thức ký sinh trùng có thể được sử dụng giống như 1 loại vắcxin để bảo vệ khỏi bệnh tật”, tiến sĩ Robert Sauerwein người Hà Lan cho biết.
Khái niệm này đã được phát triển đại trà. Một công ty ở Rockvill, Md.– công ty Sanaria – đang thử nghiệm 1 loại vắcxin sử dụng toàn bộ những ký sinh trùng đã được chiếu bức xạ để làm cho chúng yếu đi, hy vọng giữ chúng ở giai đoạn chưa trưởng thành ở gan để phát tạo ra sự miễn nhiễm nhưng không gây bệnh.
Hai báo cáo khác trên tạp chí New England cho thấy rằng, người ta đang chống đối lại thuốc artemisinin – loại thuốc chủ yếu dùng để chống lại bệnh sốt rét ở nhiều khu vực mà ở đó thuốc chloroquine không còn hiệu quả nữa. Nhiều cuộc nghiên cứu ở Thái Lan và Campuchia nhận thấy rằng, ký sinh trùng sốt rét không nhạy với thuốc artemisinin lắm, điều đó nhấn mạnh rằng cần phải tạo ra 1 loại vắcxin gấp.
(Theo Bluesky (Physorg) // Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com