Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những đứa trẻ sơ sinh bị sẹo khi sinh bằng thủ thuật xê da

Matthew Watson chỉ mới hai tuổi, nhưng đã cậu bé đã có một vết thương, là một cái sẹo kéo dài từ lông mày đến tóc. Đó là một tai nạn để lại trong khi mẹ cậu bé sinh bằng thủ thuật xê da khi một bác sỹ phẫu thuật đã làm rơi một dụng cụ phẫu thuật vào đầu cậu bé.

Một trường hợp cá biệt? Ngược lại là khác. Matthew là một trong số 3000 đứa trẻ sơ sinh bị thương trong quá trình phẫu thuật mỗi năm ở Vương Quốc Anh, và với tỷ lệ dùng thủ thuật xê da ngày càng tăng, chắc chắn số lượng trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng cũng sẽ tăng.  

Thậm chí nếu như tổn thương chỉ là một vết khía, nó làm cho những bé sơ sinh có thể sẽ bị nhiễm trùng; trong trường hợp khác, vết thương thì cũng sâu đủ để để lại sẹo ở đứa trẻ suốt đời.

Giống như nhiều bà mẹ tương lai, Wendy Watson không biết rằng các thủ thuật xê da mang lại rủi ro. Wendy, 32 tuổi, từ Kent, đã phải dùng thủ thuật xê da sau khi các cơn co dạ con không tiếp tục.

Wendy cho biết “Đột nhiên, trong khi phẫu thuật, bác sỹ phẫu thuật bắt đầu la lên và chửi mắng người đồng nghiệp của ông ấy từ phía bên kia của màn che mổ. Bác sỹ phẩu thuật đã nói, “ xem lại thái độ của anh đi. Anh không thấy chúng ta đang ở vị trí nào với bệnh nhân này à”.  

 “Hóa ra rằng, phụ tá của ông ấy đã cầm dụng cụ giữ vết rạch mở ra và anh ta đã làm mất cái kẹp của anh ta và làm rớt dụng cụ vào đầu của Matthew khi cậu bé đang được lấy ra ngoài”. 

Nhưng, mãi cho đến khi Wendy được đưa bế cậu bé một tiếng sau thì cô mới phát hiện ra sự việc sảy ra đó.

Wendy-đã kết hôn và làm việc là một nhân viên tài chính của chính phủ cho biết “Sau đó bác sỹ phẫu thuật đến xin lỗi về người cộng sự của ông. Ông thậm chí đã khóc khi nói với chúng tôi”.

 “Khi đó, tôi đã có một cơn co dạ con khó khăn đến nỗi mà chúng tôi chỉ bớt căng thẳng khi có được đứa con khỏe mạnh. Tôi cũng đã bị bệnh sau đó, bị máu nghẽn ở phổi vì thế không thể thảo luận gì thêm”.

Những đứa bé sơ sinh: Theo đánh giá là có 3000 đứa bé bị thương trong khi làm thủ thuật xê da, gồm có các vết cứa để lại những vết sẹo.

Nhưng vết sẹo của cậu bé không mờ đi theo tuổi tác như cha mẹ cậu mong đợi, vết sẹo đã lan ra khi đầu cậu lớn hơn. Wendy cho biết “Nó quá nhỏ không thể chú ý đến nó và hiện tại vết sẹo đang bị tóc che phủ, nhưng nó sẽ bị sẹo mãi mãi”.

Ít nhất bác sỹ phẫu thuật đã xin lỗi. Trong một vài trường hợp, các bậc cha mẹ bình thường thì không được thông báo về các vết thương.

Sarah Fitch đã bị chỉ định làm phẫu thuật xê da sau khi em bé của cô bị chọc vào khi kiểm tra sức khỏe vào tuần 40.

 “Mãi đến khi tôi thay tã cho bé lần đầu tiên và tôi chú ý thấy vết cắt ở mông của bé-dài 2 cm và trong khá là sâu”.

 “Đó là một cú sốc với tôi. Bé là một em bé mới toanh. Bé lúc nào cũng khóc và tất cả những gì tôi nghĩ là “Thật đáng thương. Bé khóc cũng là bình thường”.

 “Tôi đã thật sự lo lắng bởi vì vết cứa ở mông của bé và nó có thể dễ dàng bị nhiễm trùng do tã”, Sarah, 32 tuổi là cố vấn tài chính ở Hornchurch, Essex cho biết.

 “Không hề có một lời giải thích hay xin lỗi. Tôi đã phải gọi điện cho bệnh viện sau đó một tuần bởi vì vết thương không đóng lại và nó không lành trong vòng mười ngày”.

Các nguy hiểm: Những người mẹ đã than phiền rằng họ không được cảnh báo về những rủi ro do sinh nhờ vào thủ thuật xê da.

Đối với một vài đứa bé, vết thương thậm chí nặng hơn. Tyler Robinson, hiện nay là 5 tuổi, được tặng 10.000 bảng anh sau khi bé phải chịu một vết cứa 5,3 inch trong cơ bắp đùi và mông đít.

Đó không chỉ là những điều mà các em bé phải chịu đựng-việc này có thể là chấn thương đối với những người mẹ của chúng. Janet Davies bị hoảng loạn vì vết thương đối với đứa con thứ hai của cô là Lucius, và cô ấy đã bị hậu sản.

Janet, 39 tuổi, là một quản lý dự án ở Trafford, Manchester cho biết “Ngay khi con tôi được lấy khỏi người ra, tôi đã thấy có một vài người xúm lại quanh nó”.

 “Khi họ đứa bé cho tôi, tôi bị sốc khi nhìn thấy con tôi có một băng dính trên má, lên đến tận mắt”. 

 “Lúc đầu tôi được cho biết là đó là một vệt khía khi các bác sỹ cắt qua lớp cuối cùng để lấy Lucius ra. Nhưng một tuần sau đó, băng dính bong ra và tôi thấy một vết cứa lớn. Tôi đã bị đau tim”. 

 “Khi tôi liên lạc với một trong những nữ hộ sinh lâu năm tại bệnh viện, cô ấy cho tôi biết “Cô đã gặp rủi ro vì muốn dùng thủ thuật xê da”.

 “Sau đó, cô ấy đã nhắc tôi rằng, tôi đã kí một đơn đồng thuận”.

 “Trong những tuần sau đó, tôi trở nên trầm cảm. Đầu tiên, tôi bị chẩn đoán là bị hậu sản. Nhưng khi tôi bắt đầu hồi tưởng và gặp ác mộng về ca đẻ, tôi bị chẩn đoán là bị căng thẳng sau chấn thương”. 

 “Mỗi lần tôi thấy vết sẹo-điều rõ ràng là vết sẹo này không bao giờ mờ đi- thì tôi rất đau lòng. Năm đầu tiên, tôi hiếm khi chụp hình con tôi bởi vì tôi thấy rất đau buồn. Dưới ánh sáng mặt trời, vết sẹo rất rõ. Nó là một lằn rõ ở má”.

Đứa bé có rủi ro bị thương trong một thủ thuật xê da là khoảng 2%, theo như trường Cao Đẳng Sản Phụ Khoa Hoàng Gia-Royal College of Obstetricians and Gynaecologists. Mặc dù nhiều tổn thương như thế này chỉ là bên ngoài, các chuyên gia cho biết, những vết cứa sâu hơn có thể làm đứa bé gặp nguy hiểm bị nhiễm siêu vi trùng như là MRSA. 

Vấn đề thường sảy ra khi làm thủ thuật xê da khẩn cấp, Pat O'Brien từ Cao Dẳng Hoàng Gia giải thích.

Rủi ro nghề nghiệp: Ngày càng nhiều bác sỹ phẫu thuật giỏi trong việc chẩn đoán độ dày của tử cung.

Đó là bởi vì khi một người phụ nữ chuyển dạ lâu, tử cung của cô ấy trở nên dày hơn-dày gần vài mm. Và nếu nước ối bị vỡ ra, không có gì để bảo vệ em bé khi rạch lấy bé ra.

Các bác sỹ thường gặp khó khăn để khẳng định rằng bức tường của tử cung và da của em bé tách ra, và việc chảy máu nhiều có thể làm cho việc nhìn thấy những gì họ cắt trở nên khó khăn.

Sailesh Kumar, một bác sỹ sản phụ khoa tham vấn tại một bệnh viện phụ sản hàng đầu Queen Charlotte's tại London cho biết, các vết cứa trên em bé sơ sinh có nhiều khả năng trong khi diễn ra thủ thuật xê da bởi vì sự vội vã lấy em bé ra.    

Ông cho biết “Các vết cứa là một rủi ro nghề nghiệp. Bất cứ ai làm nhiều thủ thuật này và không thấy điều này sảy ra thì rất là may mắn”.

Tuy nhiên, sự lâu năm của người bác sỹ phẫu thuật đóng vai trò rất lớn, Kumar cho biết- bác sỹ càng có kinh nghiệm nhiều thì càng giỏi trong việc phán đoán độ dày của tử cung.

Cũng có những kỹ thuật có thể được sử dụng để làm giảm rủi ro, ông cho biết. Ví dụ, bác sỹ có thể dùng một ngón tay, thay vì một dao mổ, để tách rời lớp cuối cùng của tử cung.

Kỹ thuật khác là nhẹ nhàng cắt dọc theo tử cung với một cái kéo-trong khi đưa tay đi dưới lưỡi kéo để tránh làm tổn thương em bé.

Theo Pat O'Brien bác sỹ tham vấn, người đã thực hiện khoảng 200 thủ thuật xê da một năm, việc tập luyện là cách tốt nhất để giảm được ca tổn thương.

 “Bất cứ vết cứa nào cũng là quá nhiều. Việc giáo dục các bác sỹ ít thâm niên là rất quan trọng, để mà họ cẩn trọng trong đường rạch cuối cùng và họ biết sử dụng những ngón tay của họ thay vì một con dao”.

Ngài O'Brien cho biết, vấn đề là liệu các bà mẹ có nên được cảnh báo trước rằng các em bé có thể bị cứa vào là một vấn đề khó khăn.

Ông cho biết “Phải có sự cân bằng. Phụ nữ đã được cảnh báo về nhiều nguy hiểm khác. Bạn phải thật thà và cởi mở, nhưng bạn không muốn làm những người phụ nữ sợ hãi”.   

 “Nhưng rõ ràng là nếu có một lỗi lầm theo kiểu này, thì các bệnh nhân cần được thông báo và xin lỗi”.

(Theo Thurose (theo daily mail) // Sở KHCN Đồng Nai )

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Thuốc chữa loãng xương có thể trị cúm H1N1
  • Ngân hàng cơ thể người ngày càng nhiều
  • Sôcôla đen ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
  • Mối liên hệ giữa thức đêm và ung thư
  • Sự sống "nhân tạo" sẽ sớm xuất hiện?
  • Diệt tế bào ung thư không cần đến xạ trị
  • Thuỷ tinh thể Restor - Bước tiến mới của ngành mắt
  • Vi khuẩn hình thành dạng sóng khi có tác động của oxy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị