Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trạm BTS không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

Trạm BTS được xây dựng sẽ góp phần mở

rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng

dịch vụ thông tin di động.

Các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về y học môi trường, y học lao động đều khẳng định, các trạm BTS của các mạng di động hiện nay có mức bức xạ điện từ trường nằm trong giới hạn cho phép không gây ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ con người.

Phát triển BTS gặp khó vì người dân lo ngại vấn đề sức khoẻ

Trong những năm qua, mạng thông tin di động đã có sự phát triển rất nhanh chóng, trở thành một phương tiện thông tin liên lạc thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dân.

Với gần 50 triệu thuê bao di động trên toàn quốc hiện nay, việc đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông, mở rộng mạng lưới là một nhu cầu tất yếu của tất cả các mạng di động nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng...

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phát triển hạ tầng, mở rộng vùng phủ sóng, đặc biệt là xây dựng các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (gọi tắt là trạm BTS) của các doanh nghiệp viễn thông đã gặp không ít khó khăn.

Một trong những nguyên nhân là sự lo ngại của người dân về tính an toàn đối với sức khoẻ con người tại những nơi có lắp đặt trạm BTS, nhất là ở khu vực đô thị đông dân cư. Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn luôn mang tính thời sự khi mà nhu cầu phát triển trạm BTS, mở rộng vùng phủ sóng của các mạng di động ngày càng lớn.

Các chuyên gia nói gì?

Tiến sĩ Phạm Ngọc Châu, Phó chủ nhiệm khoa Vệ sinh y học môi trường Học viện Quân y, cho biết: Người dân hay tập trung sự chú ý đến các trạm BTS, thay vì chú ý đến những nguồn bức xạ điện từ khác, có công suất lớn hơn, tác hại nhiều hơn, như các trạm thu phát ra-đa của hàng không, trong các hoạt động quân sự, hay nguồn bức xạ trong luyện kim, công nghiệp chế biến thực phẩm…

Đó là những nguồn bức xạ có công suất rất lớn và tần số đa dạng, và sẽ tạo ra mức độ nhiễm xạ nhất định. Thậm chí những vật dụng hàng ngày như lò vi sóng hay cả những chiếc điện thoại di động cũng là những nguồn bức xạ điện từ mà không mấy ai quan tâm.

Tuy nhiên, thiết bị thu các trạm BTS hiện nay rất hiện đại, chỉ cần nguồn năng lượng rất nhỏ đã thu được sóng, nên mức độ năng lượng phát ra là rất nhỏ bé, tần số thu phát sóng ổn định nên không thể gây ra tác hại lớn đến sức khoẻ như thay đổi công thức máu hay tác động vào hệ thần kinh thực vật.

Ông Nguyễn Xuân Hiên, cán bộ Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Bộ Y tế, người trực tiếp tham gia vào công tác đo kiểm những thông số liên quan đến môi trường, nhất là trong môi trường sóng điện từ trường của các trạm BTS cũng cho rằng: “Một số công ty khai thác di động như VinaPhone, Viettel, MobiFone cũng đã nhờ chúng tôi đo kiểm tra cường độ điện từ trường tại những điểm có đặt trạm BTS và kết quả tại tất cả các vị trí chúng tôi đã đo đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN".

Tiến sĩ Phạm Công Hùng, giảng viên khoa Điện tử Viễn thông trường Đại học Bách Khoa Hà Nộ, cũng chia sẻ quan điểm: “Công suất phát sóng của trạm di động nhỏ hơn rất nhiều so với nhiều lĩnh vực khác… Chúng ta sống trong một môi trường rất nhiều sóng như phát thanh, truyền hình, sóng của hệ thống taxi... Đến nay, chưa có ai chứng minh được sóng di động tác động đến sức khỏe con người”.

Các ý kiến của các chuyên gia đều cho thấy các trạm BTS của các mạng di động hiện nay là có mức bức xạ điện từ trường nằm trong giới hạn cho phép không gây ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ con người.

Trạm BTS chỉ được xây dựng khi đủ tiêu chuẩn an toàn cho phép

Các cơ quan chức năng cũng luôn nỗ lực để đảm bảo việc xây dựng các trạm BTS phải đạt các tiêu chuẩn cho phép về mức độ an toàn. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng cùng nhận thức đầy đủ hơn của người dân sẽ giúp các doanh nghiệp viễn thông đẩy nhanh tốc độ đầu tư phát triển mạng lưới, cũng đồng nghĩa với việc phát triển hạ tầng viễn thông quốc gia.

Trên thế giới đã có rất nhiều tổ chức quốc tế liên quan đã nghiên cứu và có các văn bản khuyến nghị về vấn đề này, đặc biệt là Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ủy ban Quốc tế về phòng chống Bức xa phi ion hóa (ICNIRP) và Liên minh viễn thông Quốc tế (ITU).

Các nghiên cứu này đều kết luận: “Qua xem xét mức độ phơi nhiễm rất thấp và các kết quả nghiên cứu thu thập tới nay, chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số vô tuyến điện yếu từ các trạm thu phát vô tuyến và các mạng vô tuyến gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe”. Kết quả nghiên cứu cũng xác định mức độ an toàn (gọi là mức phơi nhiễm trường điện từ an toàn) đối với khu vực sinh sống của người dân.

Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu, quy định, tiêu chuẩn về vấn đề này. Cụ thể Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-2005 “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio- Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong giải tần 3 kHz đến 300 GHz”. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có Quyết định số 19/2006/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2006 quy định bắt buộc áp dụng TCVN 3718-1:2005 đối với trạm thu phát thông tin di động.

Mới đây, trong buổi trả lời trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), với cương vị là cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông, tần số vô tuyến điện, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho biết, nhằm bảo vệ người dân sống quanh trạm thu phát vô tuyến khỏi ảnh hưởng của phơi nhiễm vô tuyến điện, Bộ đã có quy định mức giới hạn an toàn (xác định theo mức phơi nhiễm của TCVN 3718-1:2005) và quy định các trạm thu phát thông tin di động phải đảm bảo thông qua hình thức quản lý là kiểm định công trình viễn thông.

Ngoài ra theo yêu cầu của người dân, Bộ TT&TT cũng đã tổ chức đo kiểm để xác minh mức độ phơi nhiễm tại các địa điểm nhạy cảm. Bộ cũng đã có các giải thích, hướng dẫn để người dân hiểu biết sâu hơn về vấn đề này, giải quyết nhiều đơn thư khiếu nại của nhiều tổ chức, cá nhân xung quanh các vấn đề này. Bộ cũng đã có các văn bản hướng dẫn các Sở Thông tin Và Truyền thông và các DN cung cấp dịch vụ thông tin di động thực hiện theo đúng các quy định để đảm bảo an toàn cho dân.

Với việc bắt buộc áp dụng TCVN 3718-1:2005, trị giá mật độ dòng năng lượng (S) quy định đối với các BTS là 2w/m2, trị giá này nghiêm ngặt hơn khi so sánh với các giới hạn của một số tổ chức và một số nước: Ủy ban Quốc tế về phòng chống bức xạ ion hóa (CNIRP) là 4,5w/m2, Mỹ, Nhật Bản là 6 w/m2; Anh là 32w/m2.

Bộ cũng ban hành tiêu chuẩn ngành TCN 68-255:2006 về phương pháp đo mức phơi nhiễm trường điện từ, ban hành các quyết định về kiểm định công trình viễn thông (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007), theo đó từng trạm BTS phải được kiểm định, nếu tuân thủ TCVN 3781-1:2005 thì mới được hoạt động.

(Theo VnMedia)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Đậu tương ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
  • Trẻ sơ sinh uống mật ong có thể dẫn tới tử vong
  • Vitamin C có thể hỗ trợ điều trị ung thư
  • Ăn nhiều vitamin C để ngăn ngừa tiểu đường
  • Công dụng chữa bệnh của ca cao
  • Thuốc trị rối loạn cương dương không phải thuốc kích dục
  • Uống cà phê có lợi cho tim mạch
  • Ăn nhiều rau xanh giúp giảm nguy cơ ung thư bạch huyết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị