Mặc dù có những thông tin tốt gần đây là tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong ở đàn ông và phụ nữ trên nước Mỹ tiếp tục giảm, nhưng theo dự đoán thì ung thư sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới vào năm 2010 . Những nước có thu nhập thấp và trung bình sẽ bị tác động mạnh mẽ hơn những nước công nghiệp hoá do tỷ lệ mắc ung thư và tử vong cao hơn này.
Các tổ chức ung thư hàng đầu của quốc gia đã họp lại vào 9-12 tại một sự kiện gọi là Chế ngự ung thư:Một thách thức toàn cầu (Conquering Cancer: A Global Effort) để tập trung vào vấn đề ung thư toàn cầu đang tăng và thảo luận những nỗ lực cần thiết để giải quyết vấn đề. IARC-Cơ Quan Quốc Tế Về Nghiên Cứu Ung Thư-đã công bố bản in mới về Báo Cáo Ung Thư Thế Giới-the World Cancer Report.
Hiệp hội Ung thư Mỹ, Quỹ Lance Amstrong và tổ chức Susan G. Komen for the Cure đã trao đổi việc mỗi tổ chức đang giải quyết vấn đề ung thư toàn cầu như thế nào và cùng nhau đưa ra lời kêu gọi hành động đến chính phủ và Quốc Hội mới của Mỹ. Ngoài ra, một bộ phim tài liệu quốc tế có tựa đề “Cancer is…” được trình chiếu lần đầu tiên.
Một báo cáo mới thấy rằng ung thư đã gia tăng gấp đôi giữa năm 1975 và 2000. Theo dự đoán thì con số này sẽ tăng gấp đôi lần nữa vào 2020 và gần tăng gấp ba vào 2030. Điều này đồng nghĩa với con số lớn hơn rất nhiều những người sống mắc và chết vì bệnh này.
Báo cáo ước tính đã có 12 triệu chẩn đoán phát hiện ung thư mới năm nay và hơn 7 triệu người sẽ chết vì căn bệnh này. Con số theo dự đoán là vào năm 2030 là 20-26 triệu người mới bị ung thư và 13-17 triệu người tử vong.
Vấn đề ung thư đang nghiêm trọng hơn gồm gia tăng mỗi năm là 1% số mắc bệnh trên toàn cầu, con số cao hơn là ở Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Lý do có tỷ lệ gia tăng này là sự du nhập của lối sống Phương Tây ở những nước ít phát triển hơn như là hút thuốc, chế độ ăn nhiều chất béo, và những thay đổi về nhân khẩu học bao gồm gia tăng dân số dự tính là 38% ở các nước ít phát triển hơn giữa năm 2008 và 2030.
Ngoài sự gia tăng các ca mắc bệnh ung thư và tỷ lệ tử vong, báo cáo chỉ ra những thay đổi trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư, đặc biệt ở Châu Phi, nơi mà việc kiểm soát cơn đau và chăm sóc làm giảm cơn đau rất hạn chế bởi vì sử dụng bất kỳ chất gây mê nào cũng bị cấm ở một vài nước.
Cùng tham gia sự kiện là giáo sư John R. Seffrin, giám đốc điều hành của Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ, Lance Amstrong-người sáng lập và là giám đốc điều hành của Quỹ Lance Amtrong, chủ tịch và giám đốc điều hành của tổ chức Susan G. Komen for the Cure, Peter Boyle, Cử nhân khoa học, tiến sỹ, bác sỹ, giám đốc của Cơ Quan Quốc Tế Về Nghiên Cứu Ung Thư, Alenjandro Mohar Betancourt, thạc sỹ, giám đốc của Viện Ung Thư Quốc Gia Mêhicô, và Bill Gregory là một người bị bệnh ung thư họng còn sống sót.
Seffrin tại Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho biết “Đối với hiệp hội chúng tôi, đã 95 năm chúng tôi luôn theo đuổi tâm niệm là loại trừ hết ung thư ở con người. Chúng tôi nhận thấy rằng ung thư không phân biệt lãnh thổ, địa vị kinh tế xã hội, và chúng tôi ủng hộ sáng kiến kiểm soát ung thư trên hơn 20 quốc gia và những tài trợ cho việc kiểm soát thuốc lá ở 70 quốc gia-gồm việc tung ra vào tuần tới thuốc lá Quitline ở Ấn Độ. Tôi hy vọng rằng, bằng cách mang đến những phương pháp điều trị, can thiệp đến những nơi trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi căn bệnh này thì chúng ta có thể giảm được sự đau khổ khôngcần thiết và cứu được nhiều mạng người”.
Amstrong giải thích về công trình quốc tế của quỹ ông cho biết, “Từ khi phát động chiến dịch về ý thức ung thư toàn cầu tại Clinton Global Initiative cách đây gần ba tháng, chúng tôi đã cùng thảo luận với hơn 20 quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các lãnh đạo kinh doanh để cải thiện vấn đề này. Thậm chí trong nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, mọi người nhận ra rằng với ung thư thì cần phải có những cải tiến mới và có phương pháp phòng chống”
Hala Moddelmog, chủ tịch và giám đốc điều hành của tổ chức Susan G. Komen for the Cure cho biết “Tính riêng ung thư vú sẽ là 25 triệu phụ nữ trên 25 năm tới. Susan G. Komen for the Cure đã thay đổi cách chúng ta nói về và điều trị ung thư vú ở Mỹ và chúng ta đang mang những gì chúng ta biết đến những nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh, Trung Đông và Đông Âu. Phương pháp “ngoại giao sức khỏe toàn cầu” này với sự tập trung vào việc tiếp cận tốt hơn vào việc chăm sóc đang tuyên truyền và giúp phụ nữ toàn cầu. Và việc chúng ta cứu sống tính mạng và giải quyết khủng hoảng ung thư toàn cầu đang nghiêm trọng thì rất là quan trọng”.
Giải thích về kết quả của báo cáo, tiến sỹ Boyle cho biết “Sự gia tăng vấn đề ung thư toàn cầu nhanh thật sự là một thách thức đối với hệ thống y tế toàn cầu. Tuy nhiên, có một niềm hy vọng: mặc dù ung thư là một căn bệnh hủy diệt, nhưng ung thư thì có nhiều khả năng phòng chống được. Chúng ta biết rằng, những phương pháp phòng chống như là kiểm soát thuốc lá, giảm việc dùng cá chất cồn, tăng hoạt động thể chất, dùng vacxin viêm gan B, HPV, tầm soát và ý thức có hiệu quả lớn trong việc giảm vấn đề ung thư toàn cầu”.
Tiến sỹ Mohar của Viện Ung thư quốc qia của Mêhicô cho biết “Chúng ta rất coi trọng các cơ hội để có thể hợp tác với các tổ chức ung thư hàng đầu ở Mỹ để đưa ung thư toàn cầu thành ưu tiên hàng đầu. Ở Mêhicô, chúng tôi đã thấy sức mạnh của chính phủ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và đang mong đợi hợp tác toàn cầu trong việc chế ngự ung thư”.
Sáu lời kêu gọi các bước hành động từ ba tổ chức của Mỹ gồm:
1. Đưa các vacxin ngừa ung thư gây ra các bệnh nhiễm trùng có mặt rộng rãi hơn ở các nước thu nhập thấp, bao gồm cụ thể là chống lại ung thư cổ qua các nỗ lực của Liên Minh Toàn Cầu về Vắc-xin và Miễn Dịch (Global Alliance for Vaccines and Immunizations) trong việc làm cho vacxin HPV có thể có mặt ở nhiều nơi và giá cả rẻ hơn.
2.Cam kết thực hiện biện pháp kiểm soát thuốc lá toàn diện ở Mỹ, bao gồm thực hiện các biện pháp được chứng minh hiệu quả trong việc giảm mức độ hút thuốc và đề nghị Quốc Hội cấp cho FDA-Cục quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ quyền quy định về thuốc.
3. Thông qua ngay lập tức Hiệp Định Về Kiểm Soát Thuốc Lá (FCTC), hiệp ước y tế toàn cầu đầu tiên nhằm đưa ra các biện pháp toàn diện nhằm giảm các ảnh hưởng về kinh tế và sức khỏe của thuốc lá.
4. Ủng hộ các nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ trong việc tạo nên sự ủng hộ và các nguồn, giúp cứu lấy mạng sống và giảm những đau khổ ở những nước thu nhập thấp và trung bình bằng cách hợp tác với các chính phủ, các chuyên gia y tế và các tổ chức, đoàn thể nhằm giúp cho các cá nhân có thể có được lối sống tốt cho sức khoẻ hơn.
5. Đẩy mạnh việc giảm bớt các nguy cơ nhạy cảm về mặt văn hoá và các chương trình giáo dục.
6. Đầu tư vào nghiên cứu ung thư, mở rộng phòng chống và những phương pháp kiểm tra ung thư sớm ở nước Mỹ, với sự tập trung vào nguồn tài trợ liên bang cho nghiên cứu y khoa tăng lên.
Buổi họp báo cũng mô tả việc ra mắt trong nước một bộ phim tài liệu nhiều tập, tập trung vào vấn đề ung thư toàn cầu có tên “Cancer is..” Bộ phim được thuật lại bởi cựu tổng thống Bush của Mỹ và được sản xuất bởi Camil Alyanak của Pháp, một chuyên gia lừng danh về truyền thông y tế toàn cầu.
(theo sciencedaily - Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com