Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Muộn nhất vào năm 2012 phải tiến hành dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam đi vào hoạt động sẽ giảm thời gian đi lại giữa hai trung tâm kinh tế-văn hoá hai đầu Bắc - Nam
Dự báo nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt đến năm 2020 là 48.000 hành khách mỗi ngày, thì cần thiết phải có tuyến đường sắt cao tốc. Để đưa tuyến đường sắt cao tốc đi vào khai thác năm 2020, thời gian bắt đầu thiết kế xây dựng dự án phải được tiến hành muộn nhất vào năm 2012.
 
Đây là những nội dung quan trọng vừa được Liên danh Tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) đề cập tới trong báo cáo đầu tư mới nhất. Cho đến thời điểm này, nhiều khâu quan trọng của dự án đã được thực hiện. Chính phủ cũng đã thống nhất áp dụng công nghệ Shinkansen của Nhật Bản cho dự án. Tổng công ty ĐSVN đã ký hợp đồng nghiên cứu đầu tư liên doanh giữa VN và 3 đối tác Nhật Bản. Chính phủ cũng đã bố trí ngân sách cho việc lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đặc biệt này. Phía tư vấn cũng đã hoàn thành các báo cáo đầu kỳ, báo cáo giữa kỳ và cuối kỳ cũng đang được hoàn thiện để báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tới.

Được biết tổng kinh phí xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này rất lớn, nên sẽ được áp dụng theo hình thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm. Trong đó, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng (70%) sẽ do Nhà nước đảm nhận, vốn đầu tư mua sắm phương tiện (30%) sẽ do Tổng công ty ĐSVN đảm nhận.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư gần 56 tỷ USD, thời gian tàu chạy từ Hà Nội - TP HCM chỉ mất 5 giờ 30 phút với khoảng 53 đôi tàu chạy mỗi ngày. Đường sắt cao tốc Bắc-Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 350km/h; trong đó hướng tuyến được ưu tiên triển khai trước là Hà Nội-Vinh và Sài Gòn-Nha Trang. Trên toàn tuyến có 27 ga, trong đó 2 ga đầu cuối là ga Hà Nội và Hòa Hưng. Dự kiến, đến năm 2020 đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ khai thác đoạn Hà Nội-Vinh và TP.HCM-Nha Trang; năm 2030 sẽ đưa vào khai thác đoạn Vinh-Đà Nẵng và năm 2035 sẽ đưa vào khai thác đoạn Hà Nội-TPHCM.
 
Chủ đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tư vấn lập báo cáo đầu tư dự án: Liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) gồm: Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải (TRICC-JSC là đại diện liên danh), Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), Hiệp hội Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS), Công ty TNHH Nippon Koie (NK).

Tư vấn thẩm tra báo cáo đầu tư dự án: Liên danh Tư vấn Nhật Bản - Việt Nam (TONICHI-RCIC) gồm: Công ty Tư vấn công trình TONICHI (Nhật Bản) và Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng đường sắt (RCIC).

Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM có tổng mức đầu tư dự kiến là 1.066.792 tỷ đồng (tương đương 55.853 triệu USD).

(Theo Thu Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Kết luận nguyên nhân sập dầm cầu cạn Pháp Vân
  • Khánh thành cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á
  • Đường cao tốc TPHCM-Trung Lương: Lún trong tầm kiểm soát!
  • Xây cầu bộ hành để... thả diều!
  • Ðầu tư nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi
  • Đường dẫn cầu Cần Thơ: Mảnh đất màu mỡ?
  • TPHCM: Đề xuất thiết kế đô thị cho hai bên tuyến đại lộ Đông - Tây
  • Xây dựng đường gom Cầu Giẽ - Phú Yên - Vân Từ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container