Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dòng xe du lịch chiến lược : Triển khai thế nào ?

Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay đang được nhiều DN sản xuất, lắp ráp ôtô quan tâm là vấn đề có cần thiết phải triển khai điều này hay không và nếu có thì quan trọng nhất là triển khai như thế nào ?

DĐDN xin đăng tải quan điểm của ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty ôtô Trường Hải - DN duy nhất có đủ các dòng sản phẩm ôtô với ba nhà máy chuyên biệt và nhiều nhà máy phụ tùng tại KKTM Chu Lai (Quảng Nam) về vấn đề này.

Ba lợi ích

Theo tôi thì việc triển khai dòng xe chiến lược này có nhiều lợi ích, mà trước hết là lợi ích của chính người tiêu dùng. Đó là việc giải quyết nhu cầu đi lại của người dân bằng những sản phẩm phù hợp với điều kiện sử dụng và tình trạng hạ tầng giao thông trong nước; cung ứng những sản phẩm phù hợp Việt Nam hoá và hình thành thói quen sử dụng của người tiêu dùng trong nước, dễ dàng nâng cấp và cải tiến sản phẩm. Với DN, đó là tạo điều kiện để sản xuất với sản lượng lớn, nội địa hoá, công nghệ sản xuất tập trung, giảm phân tán thị trường, phát triển hệ thống dịch vụ sau bán hàng; đạt được mô hình hoàn chỉnh, hiệu quả về sản xuất và cung ứng dịch vụ, giúp giảm giá thành sản phẩm. Đối với nền kinh tế là việc phát triển CN ôtô trong nước, tạo điều kiện phát triển ngành CN phụ trợ; mở rộng thị trường XK, tiến đến gia nhập thị trường Afta vào năm 2018; giảm nhu cầu nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, hạn chế nhập siêu cho nền kinh tế. Ngoài ra là việc thu hút, huấn luyện, đào tạo và sử dụng một lượng lớn lao động có tay nghề và ý thức kỷ luật CN cao, tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu.

Biện pháp thực hiện

Để thực hiện được vấn đề này, theo tôi phải xác định rõ từng yêu cầu với từng mẫu xe cụ thể. Trong đó có thể gói gọn những yêu cầu cơ bản như: Có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, giá bán thấp, kinh tế trong sử dụng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, thân thiện như Gas, Ethanol... nhưng quan trọng nhất là có thể sản xuất với sản lượng lớn, công nghệ tập trung và cạnh tranh XK được. Muốn vậy thì mấu chốt quan trọng hiện nay là phải áp dụng các chính sách thuế hỗ trợ cho dòng xe chiến lược này trên cơ sở các chính sách hiện hành cũng như việc định kỳ xem xét, điều chỉnh hợp lý các biểu thuế nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định, thống nhất. Khi việc này được thực hiện thì sẽ có những loại xe mức thuế tiêu thụ đặc biệt giữ nguyên, giảm xuống và tăng lên như loại xe từ 1-5 chỗ ngồi có dung tích xilanh dưới 1.5L giảm từ 45% xuống 35%, giữ nguyên loại từ 1.5L - 2.5L, tăng 10% đối với loại từ 2.5L - 3.0L, loại 4.0L trở lên. Với loại xe từ 6 - 9 chỗ ngồi thì mức thuế của loại dưới 2.0L giảm 10%, 2.0L - dưới 2.4L giảm 5%. Còn các loại khác giữ nguyên. Bên cạnh đó, theo tôi là việc giảm thuế đối với các loại xe sử dụng các loại nhiên liệu sạch; giảm lệ phí trước bạ, GTGT... Ngoài những vấn đề trên thì điều quan trọng nhất là việc xem xét áp dụng hợp lý một số chính sách trong lưu thông và có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các dự án sản xuất ôtô thực hiện đúng định hướng dòng sản phẩm xe chiến lược dựa trên các tiêu chí như: Dự án sản xuất các sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao, có đầu tư sản xuất phụ tùng, không dừng lại ở mức lắp ráp, các dự án có vốn đầu tư lớn, có tỷ lệ XK cao (kể cả phụ tùng) trong khu vực Afta, các dự án cam kết đầu tư phát triển lâu dài; tập trung hoá sản xuất, hình thành KCN cơ khí ôtô tập trung, liên kết hệ thống sản xuất linh kiện phụ tùng; có cam kết triển khai rõ ràng từ Chính phủ, các cơ quan quản lý và nỗ lực của các DN tham gia.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Lấy lắp ráp nuôi giấc mơ sản xuất xe hơi
  • Thị trường ôtô: Xe “nội” nợ dài, xe ngoại đắt khách
  • Tìm phân khúc chiến lược cho ô tô VN: Vẫn thế
  • Công nghiệp ô tô: Cuộc chiến nội - ngoại
  • Tranh cãi xe chiến lược
  • Ngành công nghiệp ôtô: Đầu tư sản xuất mới khó
  • “Trung Quốc cần khuyến khích tiêu thụ xe điện”
  • Chính sách cho dòng xe chiến lược: Cần nhưng chưa đủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container