Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường ôtô: Xe “nội” nợ dài, xe ngoại đắt khách

Thị trường ôtô trong nước đang trở nên sôi động. (Ảnh: nguồn Internet)

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng lượng xe bán ra của các doanh nghiệp thành viên trong tháng 10/2009 tăng nhẹ so với tháng trước, đạt 11.762 xe, nhưng tăng tới 103% so với tháng 10/2008 do tháng 8/2008 lệ phí trước bạ tăng từ 5% lên 10%-15% cho dòng xe dưới 9 chỗ.

Tiếp tục tăng trưởng và... nợ xe

Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng chung này là phân khúc xe du lịch với 3.866 xe được bán ra, tăng 171% so với cùng kỳ năm 2008. Tiếp đến là dòng xe thương mại, đạt 5.279 xe, tăng 94% và dòng xe đa dụng/xe việt dã đạt 2.617 xe, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường tiêu thụ, trong khi dòng xe du lịch được người tiêu dùng phía Bắc ưa chuộng hơn qua việc tiêu thụ ở thị trường này gần 2.000 xe thì thị trường phía Nam chỉ tiêu thụ được 1.442 xe.

Ngược lại, đối với dòng xe đa dụng/xe việt dã tiêu thụ ở miền Bắc chỉ đạt 841 xe thì ở miền Nam lại tiêu thụ mạnh hơn, với 1.501 xe. Dẫn đầu thị trường về dòng xe này vẫn là Toyota Innova và Ford Everest tăng lần lượt là 100 và 50 xe so với tháng trước.

Trong tháng qua, với lợi thế về giá cả bởi ít chịu ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt nên dòng xe 5 chỗ ngồi vẫn là tâm điểm trong các dòng xe bán ra với 3.900 xe, vượt xa mức kỷ lục 3.400 xe của tháng 7/2009.

Trong đó, công ty GM Daewoo có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, với mức tăng 276% so với cùng kỳ năm ngoái bằng việc bán ra 1.636 xe và dẫn đầu thị trường trong danh sách 5 mẫu xe du lịch. Tiếp đến là công ty Ford Việt Nam bán ra được 1.040 xe, tăng 191% so với cùng kỳ năm ngoái; Mercedes Benz đạt 334 xe, tăng 80%; Toyota đạt 3.017 xe, nhưng chỉ tăng 77%; Honda đạt 431 chiếc, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, tính từ tháng 1 đến tháng 10/2009, tổng lượng xe bán ra của các doanh nghiệp vẫn giảm 5% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó phân khúc xe du lịch tăng 26%; còn xe 2 cầu/xe đa dụng và xe thương mại đều giảm lần lượt là 6% và 17%.

Mặc dù tình hình bán hàng trong tháng qua tăng nhưng theo đánh giá của giới chuyên doanh, đây chưa phải là tháng cao điểm của thị trường xe ôtô. Thực tế trên thị trường lại tái diễn cảnh doanh nghiệp nợ xe và khách hàng phải “dài cổ” chờ đợi hoặc phải chi thêm tiền mới lấy được xe, nhiều khách hàng đã rơi vào vòng luẩn quẩn là muốn mua xe sớm để tiết kiệm tiền nhưng muốn được mua xe sớm lại phải chi thêm một khoản tiền không nhỏ.

Đối với một số mẫu xe đang “hot” như Corolla Altis 2.0,  Camry 2010, Fortuner, Vios, Civic, Spark, Lacetti... thời gian trả nợ kéo dài đến tận quý II/2010 mới có xe giao, nhiều đại lý đã từ chối không nhận tiếp đơn đặt hàng.

Xe nhập khẩu đắt khách, giá tăng

Trong lúc xe sản xuất, lắp ráp trong nước cung không đủ cầu, người tiêu dùng đã có xu hướng chuyển sang tìm mua xe nhập khẩu. Theo danh mục quản lý rủi ro về giá do Bộ Tài chính ban hành tháng 10/2009, ôtô nhập khẩu các loại sẽ áp giá tính thuế cao hơn so với trước 3%-20% khiến giá bán xe cũng tăng theo từ 500 USD đến 5.000 USD/xe (tùy loại xe) nhưng thị trường này vẫn không kém phần sôi động.

Thừa nhận việc khách hàng có xu hướng chuyển sang mua xe nhập khẩu, nhân viên của đại lý Toyota ở Hà Nội cho hay, trong khi nguồn cung xe sản xuất lắp ráp trong nước không đủ cầu, khách hàng lại sốt ruột muốn được giao xe ngay cũng như để “tránh thuế” trước khi mọi ưu đãi về thuế của Chính phủ hết hiệu lực thì có tới 50% lượng khách của đại lý quyết định chuyển sang mua xe nhập khẩu để nhận được xe ngay.

Theo đại diện bán hàng của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Vận tải Bắc Nam, sau khi có biểu giá mới trong danh mục “quản lý rủi ro về giá” do Tổng cục Hải quan ban hành, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu đã niêm yết giá bán xe mới, với mức tăng phổ biến từ 3% đến 5% so với trước.

Các mẫu xe nhập khẩu như Camry 2.0, Altis 2.0 và Mazda 3 đã tăng giá từ 1.500 USD đến 2.000 USD; xe nhập khẩu từ Hàn Quốc như Santa Fe đời 2010 tăng 1.500 USD, Lacetti tăng 1.000 USD, Getz 1.1 tăng 1.000 USD; xe nhập khẩu từ thị trường Mỹ như Camry 2.4 và 3.5 cũng tăng giá từ 1.000 USD đến 1.500 USD; đặc biệt xe hạng sang như Mercedes E300 nhập khẩu đã tăng tới hơn 10.000 USD/xe.

Mặc dù tăng giá, nhưng theo đại diện của công ty này, nếu như các tháng trước, bình quân mỗi tháng chỉ bán được dưới vài chục xe thì bước sang thời điểm này số lượng xe bán ra tăng đáng kể. Bên cạnh đó, công ty còn niêm yết với giá rất “cạnh tranh”; đồng thời còn hỗ trợ mọi thủ tục thuê mua, trả góp, đăng ký, đăng kiểm cho khách hàng mua xe khiến mỗi ngày lượng khách đến càng đông hơn.

Tương tự, công ty cổ phần đầu tư Hoàng Huy cũng cho biết, nếu như các tháng trước đây, chỉ có rất ít khách hàng đến và chủ yếu là để xem xe, hỏi giá thì những ngày này có khoảng vài chục khách đến xem, mua xe. Hiện một số mẫu xe như Toyota Corolla Altis, Lacetti, trong những ngày này nhu cầu tăng nhiều nhưng nguồn hàng khan hiếm, chưa có xe để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng...

Theo dự báo của giới chuyên doanh xe ôtô, trong tháng 11 và tháng 12 thị trường này mới thật sự sôi động hơn ở cả dòng xe nội lẫn dòng xe ngoại bởi đây là cao điểm của mùa mua sắm cuối năm và cũng là thời điểm người tiêu dùng tranh thủ mua xe để “chạy thuế” trước khi chính sách ưu đãi về phí và thuế theo chương trình kích cầu của Chính phủ kết thúc vào 31/12 tới./.

(TTXVN/Vietnam+)
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng lượng xe bán ra của các doanh nghiệp thành viên trong tháng 10/2009 tăng nhẹ so với tháng trước, đạt 11.762 xe, nhưng tăng tới 103% so với tháng 10/2008 do tháng 8/2008 lệ phí trước bạ tăng từ 5% lên 10%-15% cho dòng xe dưới 9 chỗ.

Tiếp tục tăng trưởng và... nợ xe

Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng chung này là phân khúc xe du lịch với 3.866 xe được bán ra, tăng 171% so với cùng kỳ năm 2008. Tiếp đến là dòng xe thương mại, đạt 5.279 xe, tăng 94% và dòng xe đa dụng/xe việt dã đạt 2.617 xe, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường tiêu thụ, trong khi dòng xe du lịch được người tiêu dùng phía Bắc ưa chuộng hơn qua việc tiêu thụ ở thị trường này gần 2.000 xe thì thị trường phía Nam chỉ tiêu thụ được 1.442 xe.

Ngược lại, đối với dòng xe đa dụng/xe việt dã tiêu thụ ở miền Bắc chỉ đạt 841 xe thì ở miền Nam lại tiêu thụ mạnh hơn, với 1.501 xe. Dẫn đầu thị trường về dòng xe này vẫn là Toyota Innova và Ford Everest tăng lần lượt là 100 và 50 xe so với tháng trước.

Trong tháng qua, với lợi thế về giá cả bởi ít chịu ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt nên dòng xe 5 chỗ ngồi vẫn là tâm điểm trong các dòng xe bán ra với 3.900 xe, vượt xa mức kỷ lục 3.400 xe của tháng 7/2009.

Trong đó, công ty GM Daewoo có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, với mức tăng 276% so với cùng kỳ năm ngoái bằng việc bán ra 1.636 xe và dẫn đầu thị trường trong danh sách 5 mẫu xe du lịch. Tiếp đến là công ty Ford Việt Nam bán ra được 1.040 xe, tăng 191% so với cùng kỳ năm ngoái; Mercedes Benz đạt 334 xe, tăng 80%; Toyota đạt 3.017 xe, nhưng chỉ tăng 77%; Honda đạt 431 chiếc, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, tính từ tháng 1 đến tháng 10/2009, tổng lượng xe bán ra của các doanh nghiệp vẫn giảm 5% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó phân khúc xe du lịch tăng 26%; còn xe 2 cầu/xe đa dụng và xe thương mại đều giảm lần lượt là 6% và 17%.

Mặc dù tình hình bán hàng trong tháng qua tăng nhưng theo đánh giá của giới chuyên doanh, đây chưa phải là tháng cao điểm của thị trường xe ôtô. Thực tế trên thị trường lại tái diễn cảnh doanh nghiệp nợ xe và khách hàng phải “dài cổ” chờ đợi hoặc phải chi thêm tiền mới lấy được xe, nhiều khách hàng đã rơi vào vòng luẩn quẩn là muốn mua xe sớm để tiết kiệm tiền nhưng muốn được mua xe sớm lại phải chi thêm một khoản tiền không nhỏ.

Đối với một số mẫu xe đang “hot” như Corolla Altis 2.0,  Camry 2010, Fortuner, Vios, Civic, Spark, Lacetti... thời gian trả nợ kéo dài đến tận quý II/2010 mới có xe giao, nhiều đại lý đã từ chối không nhận tiếp đơn đặt hàng.

Xe nhập khẩu đắt khách, giá tăng

Trong lúc xe sản xuất, lắp ráp trong nước cung không đủ cầu, người tiêu dùng đã có xu hướng chuyển sang tìm mua xe nhập khẩu. Theo danh mục quản lý rủi ro về giá do Bộ Tài chính ban hành tháng 10/2009, ôtô nhập khẩu các loại sẽ áp giá tính thuế cao hơn so với trước 3%-20% khiến giá bán xe cũng tăng theo từ 500 USD đến 5.000 USD/xe (tùy loại xe) nhưng thị trường này vẫn không kém phần sôi động.

Thừa nhận việc khách hàng có xu hướng chuyển sang mua xe nhập khẩu, nhân viên của đại lý Toyota ở Hà Nội cho hay, trong khi nguồn cung xe sản xuất lắp ráp trong nước không đủ cầu, khách hàng lại sốt ruột muốn được giao xe ngay cũng như để “tránh thuế” trước khi mọi ưu đãi về thuế của Chính phủ hết hiệu lực thì có tới 50% lượng khách của đại lý quyết định chuyển sang mua xe nhập khẩu để nhận được xe ngay.

Theo đại diện bán hàng của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Vận tải Bắc Nam, sau khi có biểu giá mới trong danh mục “quản lý rủi ro về giá” do Tổng cục Hải quan ban hành, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu đã niêm yết giá bán xe mới, với mức tăng phổ biến từ 3% đến 5% so với trước.

Các mẫu xe nhập khẩu như Camry 2.0, Altis 2.0 và Mazda 3 đã tăng giá từ 1.500 USD đến 2.000 USD; xe nhập khẩu từ Hàn Quốc như Santa Fe đời 2010 tăng 1.500 USD, Lacetti tăng 1.000 USD, Getz 1.1 tăng 1.000 USD; xe nhập khẩu từ thị trường Mỹ như Camry 2.4 và 3.5 cũng tăng giá từ 1.000 USD đến 1.500 USD; đặc biệt xe hạng sang như Mercedes E300 nhập khẩu đã tăng tới hơn 10.000 USD/xe.

Mặc dù tăng giá, nhưng theo đại diện của công ty này, nếu như các tháng trước, bình quân mỗi tháng chỉ bán được dưới vài chục xe thì bước sang thời điểm này số lượng xe bán ra tăng đáng kể. Bên cạnh đó, công ty còn niêm yết với giá rất “cạnh tranh”; đồng thời còn hỗ trợ mọi thủ tục thuê mua, trả góp, đăng ký, đăng kiểm cho khách hàng mua xe khiến mỗi ngày lượng khách đến càng đông hơn.

Tương tự, công ty cổ phần đầu tư Hoàng Huy cũng cho biết, nếu như các tháng trước đây, chỉ có rất ít khách hàng đến và chủ yếu là để xem xe, hỏi giá thì những ngày này có khoảng vài chục khách đến xem, mua xe. Hiện một số mẫu xe như Toyota Corolla Altis, Lacetti, trong những ngày này nhu cầu tăng nhiều nhưng nguồn hàng khan hiếm, chưa có xe để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng...

Theo dự báo của giới chuyên doanh xe ôtô, trong tháng 11 và tháng 12 thị trường này mới thật sự sôi động hơn ở cả dòng xe nội lẫn dòng xe ngoại bởi đây là cao điểm của mùa mua sắm cuối năm và cũng là thời điểm người tiêu dùng tranh thủ mua xe để “chạy thuế” trước khi chính sách ưu đãi về phí và thuế theo chương trình kích cầu của Chính phủ kết thúc vào 31/12 tới./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Tìm phân khúc chiến lược cho ô tô VN: Vẫn thế
  • Công nghiệp ô tô: Cuộc chiến nội - ngoại
  • Tranh cãi xe chiến lược
  • Ngành công nghiệp ôtô: Đầu tư sản xuất mới khó
  • “Trung Quốc cần khuyến khích tiêu thụ xe điện”
  • Chính sách cho dòng xe chiến lược: Cần nhưng chưa đủ
  • Công nghiệp ô tô VN: “Dập, hàn, sơn, ráp”
  • Đạt 2 – 7%: vỡ mộng nội địa hoá sản xuất ôtô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container