Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Airbus: Hàng không Trung Quốc - thị trường nhiều hứa hẹn

Airbus ASA, hãng sản xuất máy bay thương mại lớn nhất thế giới đang có dự định biến Trung Quốc trở thành thị trường trọng tâm của mình bởi theo đánh giá của hãng này, nhu cầu của Trung Quốc hiện lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Chủ tịch Airbus Trung Quốc Laurence Barron cho biết, các hãng hàng không Trung Quốc có thể sẽ đặt mua tới 2.800 chiếc máy bay loại lớn hơn 100 chỗ trong vòng hai thập kỷ tới. Bên cạnh đó, vận tải hàng không tại quốc gia đông dân nhất thế giới này có thể cũng sẽ tăng lên khoảng hơn 10%.

Trả lời phỏng vấn từ Bắc Kinh hôm 29/01 trước thềm cuộc triển lãm Hàng không Singapore diễn ra vào ngày hôm nay (03/02), ông Barron nói: "Trung Quốc không chỉ là thị trường lớn thứ hai thế giới mà quốc gia này có thể còn là thị trường giàu tiềm năng nhất trên thế giới."

Theo tính toán của Airbus, nhu cầu đặt mua máy bay mới của hàng không Trung Quốc có thể sẽ chiếm tới 20% tổng số đơn hàng của hãng này trong năm 2010. Cách đây một thập kỷ, con số này mới chỉ chiếm có 3,5%.

Bản thân Trung Quốc cũng đang nghiên cứu và dự định tung ra thị trường mẫu máy bay 168 chỗ ngồi với mức chi phí hoạt động rẻ hơn nhiều so với máy bay Airbus A320 hay mẫu Boeing 737 do được thiết kế với mức tiêu thụ nhiên liệu tiết kiệm hơn. Được biết, công ty Máy bay Thương mại Trung Quốc (Commercial Aircraft Corp. of China - COMAC) dự định sẽ đưa mẫu máy bay C919 này vào sử dụng từ năm 2016.

Với sản phẩm máy bay C919, COMAC bước đầu chỉ hướng tới các khách hàng nội địa trước khi tiếp tục phát triển để cạnh tranh với hai “đại gia” trong lĩnh vực chế tạo máy bay thương mại cỡ lớn là Boeing và Airbus. Tuy nhiên, ông Barron cho biết, hiện Airbus chưa có đủ thông tin để đánh giá những lời khẳng định về tính hiệu quả của C919 mà Trung Quốc đưa ra là có đáng tin cậy hay không.

Năm ngoái, Airbus đã cho mở Nhà máy lắp ráp cuối cùng cho dòng sản phẩm Airbus A320 tại Thiên Tân, Trung Quốc với hy vọng sẽ giúp tăng cường doanh thu bán hàng của hãng tại thị trường Trung Quốc.

(Trang tin VN&QT)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • IATA bi quan về sự phục hồi ngành hàng không thế giới
  • 2009, năm tệ hại nhất của ngành hàng không
  • Trà Vinh : Khoảng 1.700 tỉ đồng xây dựng Cụm cảng Long Toàn
  • Logistics yếu kém, thêm khổ cho doanh nghiệp
  • Việt Nam đứng thứ 53 về chỉ số hậu cần thương mại
  • Kiến nghị xây cụm cảng biển Dung Quất 2
  • Hiện đại hóa hệ thống cảng biển Hải Phòng
  • Vận tải hàng rời, 1 năm nhìn lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container