Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN vận tải miền Trung : Khó vì cầu Bà Rén

Phải tránh cầu Bà Rén xe container nằm nghỉ không giám liều mạng vượt Trường Sơn
Phải tránh cầu Bà Rén xe container nằm nghỉ
không giám liều mạng vượt Trường Sơn

Chưa hết bức xúc vì những bất cập trong việc nâng giá phí đường bộ và hầm Hải Vân đầu tháng 11/2009, cuối tháng 11/2009 các DN vận tải tại khu vực Đà Nẵng lại gặp rất nhiều khó khăn khi tất cả xe vận tải trên 15 tấn được yêu cầu phải vòng đường HCM cách xa hàng trăm km chỉ để tránh cầu Bà Rén (Quảng Nam).

Theo tính toán của Hiệp hội Vận tải Hàng hóa đường bộ Đà Nẵng, nếu đi đường HCM mỗi chuyến xa thêm 250 km. Với 12 DNVT Đà Nẵng mỗi ngày mất trên dưới 300 triệu đồng kinh phí phát sinh.

Theo các DN vận tải, hiện cung vận tải thấp hơn rất nhiều so với cầu do kinh tế suy giảm khiến rất nhiều DN vận tải gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Chính vì thế việc Cục Đường bộ VN có thông báo cấm xe trên 15 tấn qua cầu Bà Rén, để làm cầu tạm và đưa ra giải pháp đi đường HCM, từ Nam Hầm Hải Vân đến Cầu Bà Di (Bình Định), Ngã ba Ninh Hòa (Khánh Hòa), Ngã ba Thạch Trụ (Quảng Ngãi) và ngược lại... khiến các DN này khó càng thêm khó.

Các DNVT cho rằng, đây là một quyết định quá đột ngột, làm xáo trộn tất cả các DNVT toàn quốc, đặc biệt đối với các DNVT Đà Nẵng có trên 1.000 xe phải khốn đốn. Trong đó đường Hồ Chí Minh qua địa phận Quảng Nam - Kon Tum vô cùng nguy hiểm, thường xảy ra tai nạn, chưa ổn định và bị sạt lở do đợt bão lũ vừa qua...

Ông Trần Viết Hòe - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa đường bộ Đà Nẵng, cho biết: Hiện nay một số DNVT có xe tải trọng lớn đang tính đến giải pháp phải bán xe để trả bớt nợ cho ngân hàng, hơn là phải để xe ngừng hoạt động. Trước thông báo trên, các DNVT đã có đơn kiến nghị khẩn đề nghị Hiệp hội Vận tải ôtô VN, Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến can thiệp, nhằm giảm những tổn thất tiếp tục lên vai của các DNVT, mà đúng ra nếu như nhà quản lý cầu đường bộ có sự chuẩn bị tốt sẽ không xảy ra. Kiến nghị đã đưa ra giải pháp hết sức hợp lý: Cho xe vận tải hàng hóa qua cầu có tải trọng đúng theo Quyết định 60/QĐ-BGTVT với cự ly và tốc độ an toàn quy định, theo sự hướng dẫn của nhân viên quản lý đường bộ; Phân thời gian trong ngày cho xe tải qua lại cầu, ví dụ: Ban ngày từ 12 giờ đến 15 giờ; ban đêm từ 0 giờ đến 3 giờ sáng và 30 phút sẽ có 1 chiều đi qua; Trong thời gian này tiếp tục gia cố, theo dõi thường xuyên những diễn biến xấu và khẩn trương xây dựng cầu phụ để thay thế; Các DNVT sẽ tạm ngưng nếu như có những diễn biến không tốt cụ thể của cầu xảy ra trong thời gian áp dụng giải pháp này.

(Theo Tâm Vũ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • DN vận tải miền Trung: Tiếp tục lao đao
  • Sửa chữa đồng bộ tại Ga Sóng Thần: Đợi 10 năm nữa?
  • Đau đầu bài toán hạ tầng sau cảng: Bao giờ cảng hết chờ đường
  • Hệ thống cảng nước sâu: Không ngừng được mở rộng và hiện đại hóa
  • "Lỗ hổng" trong quản lý vận tải
  • 28 triệu tấn hàng hóa qua Tân Cảng-Cát Lái
  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy hiệu quả cảng nước sâu
  • Ga Sóng Thần: Lực bất tòng tâm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container