Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ga Sóng Thần: Lực bất tòng tâm?

Bãi giao hàng phía trong của ga Sóng Thần
Bãi giao hàng phía trong của ga Sóng Thần

Sau loạt bài phản ánh của báo DĐDN về tình trạng xuống cấp cũng như chất lượng phục vụ khách hàng tại ga Sóng Thần khiến cho các DN vận tải hàng hóa bức xúc, DĐDN đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TCty Đường sắt VN và Cty Vận tải Hàng hoá Đường sắt xung quanh vấn đề này.

Ông Phạm Công Trịnh - Phó Tổng giám đốc TCty Đường sắt VN cho biết: Theo quy định của Nhà nước, toàn bộ kết cấu hạ tầng của đường sắt là do Nhà nước đầu tư từ nguồn ngân sách. Hiện mỗi năm Nhà nước cấp cho TCty Đường sắt VN khoảng 1.000 tỷ đồng để bảo trì các kết cấu hạ tầng. Ngoài ra còn có các dự án đầu tư phát triển khi có nguồn vốn. Và nguồn vốn đều 100% từ ngân sách nhà nước. Nếu có nguồn “xã hội hóa” thì cũng phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước theo luật định. Ông Thịnh cũng cho biết, nhìn chung hiện nay tất cả những bãi hàng, đường ra vào nhà ga... đều xuống cấp. Trước thực trạng đó, trách nhiệm của ngành Đường sắt là lập quy hoạch trình các cấp phê duyệt. Đến nay quy hoạch chiến lược đã được phê duyệt đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050 và một số quy định về các dự án đầu tư.

Dự án “án binh bất động”

Theo ông Trịnh, ga Sóng Thần có một số dự án đang triển khai. Dự án bãi hàng ga An Bình lập từ năm 2000 và đã báo cáo lên Bộ nhưng chưa được phê duyệt. Ông Trịnh cũng chia sẻ: Bản thân bãi hàng ga An Bình trước đây rất rộng, dần dần bị lấn chiếm do ngay cả tiền xây tường rào bao bọc xung quanh “Đường sắt” cũng không có tiền xây bởi tiền đó cũng lấy từ ngân sách nhà nước trong khi nguồn ngân sách thì có hạn. Mặt khác, nguồn ngân sách nhà nước cấp cho những hạng mục kiểu như vậy chỉ được 25% theo yêu cầu, bảo trì khoảng 50%, còn đầu tư phát triển khoảng 19 – 20%.  

Khu vực quanh ga Sóng Thần xuống cấp nhưng hàng năm chưa có bất cứ dự án nào (dù năm nào cũng đề nghị nhưng chưa được duyệt). Trong hoàn cảnh khó khăn trầm trọng về vốn thì nguồn vốn có được hàng năm chủ yếu đưa vào các dự án đảm bảo an toàn cho tàu, ở những nơi xuống cấp, cầu sập, đường sá, những điểm xung yếu, những chỗ khẩn cấp. Chính vì vậy về kho hàng, bãi hàng, đường tiếp dỡ dù biết là điểm yếu nhất của đường sắt mà chính ngành đường sắt cũng nhìn thấy nhưng đành lực bất tòng tâm.

Xã hội hoá... chưa đủ độ

Từ năm 2004, TCty Đường sắt VN đã ban hành quy chế đầu tư theo hình thức tự bỏ vốn Đầu tư – Khai thác - Chuyển giao (BOT) áp dụng trong TCty Đường sắt VN. Theo đó, ngoài những hợp đồng nội bộ với các DN trong ngành đường sắt thì còn có hình thức “thuê” các DN có cổ phần chi phối của TCty Đường sắt VN. Tuy nhiên, từ đó đến nay  hiệu quả của việc xã hội hoá rất thấp. Minh chứng là trong 5 năm ngành Đường sắt mới kêu gọi được khoảng chục dự án. Trong đó, ga Sóng Thần cũng “được” vài dự án làm bãi hàng...

Sau loạt bài phản ánh của báo DĐDN, lãnh đạo TCty đường sắt cũng đã có chỉ đạo Cty vận tải hàng hoá (cty mẹ của ga Sóng Thần) trực tiếp làm việc, chỉ đạo và kiểm tra tình hình. Theo ông Trần Quốc Đạt, phó Tổng giám đốc Cty vận tải hàng hoá đường sắt sẽ có cuộc rà soát lại các thông tin DN phản ánh tại ga Sóng Thần vào cuối tuần này.
Cũng theo ông Trịnh, xã hội hoá được coi là xu hướng chủ đạo để ngành Đường sắt chủ động hơn trong việc kêu gọi đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, công việc này không đơn giản. Chẳng hạn việc đầu tư các đường vào các ga, có trên 283 ga nhưng đường bộ vào các ga lại do các địa phương quản lý, thế nên có chỗ có đường vào có chỗ không. Mà ngành Đường sắt cũng không thể đầu tư vào đất của địa phương và khai thác trên tài sản của địa phương.

Một điểm bất cập nữa theo ông Lưu Mạnh Hà - Phó ban kinh doanh vận tải, TCty Đường sắt VN cho biết: Từ ga Giáp Bát đến Sóng Thần khoảng cách 1.700 km mà chỉ có 2 ga đủ năng lực tiêu chuẩn về xếp dỡ hàng hoá là Giáp Bát và Sóng Thần. Chính vì vậy, dù ga Sóng Thần cơ sở tương đối rộng nhưng khai thác nhiều năm nên không tránh khỏi tình trạng quá tải...

Lợi thế... bị cày nát

Ông Hà còn cho biết: Theo Luật đường sắt thì việc xếp dỡ lên toa xe là của chủ hàng, đường sắt chỉ giám sát. Và thực tế trong 2 năm trở lại đây thì đường sắt cũng không còn là đơn vị thực hiện khâu này mà chủ yếu là của các hợp tác xã địa phương hợp đồng thông qua ga. Toàn bộ khu vực ga Sóng Thần tuy là đầu mối phía Nam nhưng việc vận chuyển không chỉ có đường sắt, mà là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các phương tiện khác.  Vì vậy, theo lãnh đạo đường sắt không thể có chuyện độc quyền mà chỉ có thể nói đây là “lợi thế” khai thác của ngành đường sắt.

Còn ga Sóng Thần bãi trong đã xếp lên để chở vào cont đã được đầu tư 200 triệu 1 lần, nhưng lượng xe quá nhiều nên lại đâu vào đấy! Ngay bản thân đường sắt có 1 xí nghiệp toa xe hàng hoá, trong đó cũng phải đi đường vòng, đi qua chỗ lội chứ cũng chưa có cách gì khắc phục.

“Cái cân” và con người

Ông Hà cho rằng, thực tế đường sắt cũng không đủ năng lực để cân đo đong đếm tất cả lượng hàng vận chuyển qua ga Sóng Thần. Tuy nhiên, nếu chủ hàng có kiện hàng có trọng lượng sẵn như xi măng, gạo thì không cân, chỉ những lô hàng không có trọng lượng, kể cả chủ hàng cũng không xác định được thì mới phải cân. Số này gần như không đáng kể so với trên dưới 100 toa xe mỗi ngày tại Sóng Thần bởi chủ yếu tin vào chủ hàng.

Khi được hỏi lãnh đạo đường sắt có biết những tiêu cực mà DN phản ánh ở ga Sóng Thần không, thì đại diện lãnh đạo TCty Đường sắt trả lời: Chúng tôi biết nhưng cũng chỉ biết ở mức độ hiện tượng, còn bắt tận tay sự việc thì rất khó. Tuy nhiên, ông Trịnh khẳng định: Với quy chế kiểm tra và quy chế xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác vận tải đường sắt rất chặt chẽ, nếu ai sai phạm thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định.

Ông Trịnh thừa nhận đây là một trong những ga của ngành đuờng sắt tổ chức hội nghị khách hàng “chăm chỉ” nhất. Nhưng với lượng khách hàng lớn không thể tránh khỏi bị khách hàng kêu ca. Tuy nhiên, dịch vụ đối với chủ hàng chạy tàu lẻ dù sao cũng không thể bằng chủ hàng chạy tàu chuyên. Bởi bản thân cơ cấu tại ga Sóng Thần, 3 – 4 đôi tàu chuyên chiếm hơn 70% doanh thu của ngành Đường sắt, còn lại 25% mới chia cho các chủ hàng khác.

Còn loại phí, theo ông Trịnh, không hẳn ga Sóng Thần vi phạm nhưng do cách đặt tên loại phí chưa phù hợp. Theo ông Trịnh, ga thực chất cũng như cảng, có quyền thu phí để tái đầu tư. Tuy nhiên, về phía ga Sóng Thần cũng nên xem lại cách ứng xử với khách hàng. Ga cần công khai cho chủ hàng biết thu bao nhiêu và trở lại đầu tư như thế nào cho công khai minh bạch. Nếu DN có ý kiến trước thì theo phân cấp có thể giải quyết cho hợp tình hợp lý. Những việc Báo DĐDN phản ánh là thông tin tích cực để ngành Đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hơn.

Tuy nhiên, với “niềm tin” đến tận năm 2020 ga Sóng Thần sẽ thành 1 ga hàng hoá nghiêm chỉnh thì xem ra DN sẽ còn mệt mỏi dài dài và ngành Đường sắt cũng sẽ chưa hết “đau đầu”.

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Đau đầu bài toán hạ tầng sau cảng: Những khởi đầu rầm rộ
  • 3,6 tỉ USD đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
  • Khởi động Vân Phong - bước tiến ra biển lớn
  • Việt Nam có thêm một con tàu dịch vụ dầu khí, trị giá hơn 20 triệu USD
  • Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa
  • Hơn 3,6 tỉ USD đầu tư xây dựng cảng Vân Phong
  • CFS - Hướng đi đầy triển vọng của Cảng Đà Nẵng
  • Nhiều tàu biển bạc tỉ bị “bỏ rơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container