Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ thống cảng nước sâu: Không ngừng được mở rộng và hiện đại hóa

Hệ thống cảng biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã có khả năng tiếp nhận những tàu có tải trọng lớn. Trong ảnh: Cảng BaRiaSerece đón tàu du lịch Amsterdam. Ảnh: Yến Phương

Chưa đầy một năm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có đến 3 cảng nước sâu nằm trong nhóm cảng biển số 5 đi vào hoạt động. Thời gian tới, ở khu vực huyện Tân Thành sẽ có thêm nhiều cảng mới.

NHỮNG TÍN HIỆU VUI

Vào những ngày cuối tháng 10 vừa qua, cảng nước sâu PTSC (thuộc Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí) - PTSC đã đón được gần 1,3 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng sau hơn 9 tháng đi vào hoạt động. Khi mới đi vào hoạt động (tháng 2 - 2009), cảng PTSC chỉ có thể đón tàu trọng tải tối đa 30.000 tấn vào làm hàng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thời gian qua, công ty đã xúc tiến triển khai một cầu cảng để có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn hơn. Ngày 25 - 10, cảng PTSC đã chính thức đưa cầu cảng số 1 với chiều dàu 384,3m vào sử dụng đón tàu trọng tải lên đến 50.000 tấn.

Theo ông Nguyễn Hùng Dũng, Tổng Giám đốc Công ty PTSC, ra đời trong bối cảnh khó khăn và nhiều thách thức như: kinh tế thế giới suy thoái, nguồn hàng xuất, nhập khẩu từ đường hàng hải giảm mạnh. Tuy nhiên công ty đã cố gắng tận dụng mọi nguồn lực sẵn có, mở rộng phát triển các dịch vụ đa dạng. Vì thế cảng PTSC đã đón được nhiều tàu khách và tàu hàng quốc tế cập cảng. Sau 9 tháng đi vào hoạt động, cảng PTSC đã thông thương gần 1,3 triệu tấn hàng hóa. Các loại hàng hóa thông thương qua cảng rất đa dạng như các sản phẩm phục vụ trong ngành công nghiệp nặng; các loại vật liệu xây dựng như: sắt, thép, tôn cuộn, cát, đá, bê tông; nông sản và hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tương tự, tháng 6 - 2009, cảng nước sâu Tân cảng Cái Mép, thuộc Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã chính thức đưa vào khai thác kinh doanh giai đoạn 1, với 300m cầu tàu và 20ha bãi, độ sâu trước bến 15,8m và trở thành cảng nước sâu đón tàu có trọng tải lên đến 80.000 tấn. Sau mấy tháng đi vào hoạt động, cảng cũng đã tổ chức khai thác hiệu quả và được hãng tàu MOL đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như tính chuyên nghiệp. Lãnh đạo Công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, trong tháng đầu tiên đi vào hoạt động, sản lượng hàng hóa thông qua cảng này đã vượt hơn con số 6000 TEU, vượt kế hoạch đề ra đến 17%. Năm nay, cảng Tân cảng - Cái Mép dự kiến sẽ thông thương từ 500 - 600.000 TEU và năm 2010 tăng lên 800.000 TEU. Năng suất bình quân giải phóng tàu đạt 40 TEU/giờ. Hiện nay, các hãng tàu lớn trên thế giới như hãng APL (Singapore) và MOL (Nhật) đã có kế hoạch đưa hàng từ Indonesia, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ đến với cảng Tân cảng - Cái Mép.

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh- Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2005. Ngay sau khi quy hoạch chi tiết trên được phê duyệt, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đặc biệt quan tâm đầu tư vào hệ thống Cảng Thị Vải - Cái Mép. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 54 cảng. Trong đó 17 cảng đang hoạt động, 14 cảng đã khởi công xây dựng.

Trong khi đó, cảng SP – PSA mới đưa vào hoạt động vào cuối tháng 5 vừa qua cũng đã thu hút được nhiều khách hàng. Bình quân mỗi tuần cảng đón từ 1 – 2 chuyến tàu.

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Theo lãnh đạo cảng Tân cảng - Cái Mép, sức hấp dẫn của các Cảng đối với nhiều khách hàng và hãng tàu là nhờ trang thiết bị xếp dỡ và hệ thống quản lý cảng đạt chuẩn quốc tế. Vì vậy, thời gian qua Tân cảng – Cái Mép đã đầu tư phần mềm quản lý khai thác cảng TOPX của Australia cùng các thiết bị phần cứng đồng bộ kết nối với hệ thống wireless trên bãi đảm bảo cho các phương tiện xếp dỡ hàng hóa. Hệ thống thông tin điện tử mới cho phép khách hàng, hãng tàu và cảng có thể trao đổi thông tin trực tiếp qua đường truyền tốc độ cao và kết nối với hệ thống hải quan để thực hiện các thủ tục thông quan điện tử. Hiện nay, Công ty Tân Cảng Sài Gòn đang khẩn trương xây dựng tiếp giai đoạn 2 gồm 590m cầu tàu và kho bãi trên diện tích 40ha để cùng các hãng tàu liên kết khai thác vào đầu năm 2011. Trước mắt cảng Tân cảng Cái Mép sẽ hoàn tất thêm 80m cầu bến vào những tháng cuối năm để công tác tiếp nhận giải phóng tàu đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là các tàu có LOA trên 320m tới cảng.

 

Cảng Tân cảng Cái Mép đã tập trung đầu tư các trang thiết bị hiện đại để giải phóng hàng nhanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Ảnh: Phúc Minh

Hiện nay tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư khai thác cảng container ngày càng gay gắt. Tại khu vực Cái Mép – Thị Vải trong năm 2010 - 2011 sẽ có thêm nhiều cảng đi vào hoạt động như cảng SITV, CMIT, GEMALINK, cảng container ODA….Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh và bảo đảm nguồn hảng cho cảng, Công ty Tân cảng Sài Gòn đang có chủ trương liên kết với 3 hãng tàu container nước ngoài là Mitsui OSK Lines (Nhật Bản), Han jin (Hàn Quốc) ) và Wan hai Lines (Đài Loan) để thành lập công ty liên doanh khai thác dự án cảng container Cái Mép giai đoạn 2.

Cảng PTSC Phú Mỹ cũng đã và đang tiến hành nhiều hoạt động marketing, đa dạng hoá dịch vụ cầu cảng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiều khách hàng như kho bãi, phương tiện thiết bị xếp dỡ: cẩu xe nâng, băng tải. Ngoài ra, cảng mở cửa hoạt động 24/24 giờ để phục vụ khách hàng. “Phương châm của chúng tôi là : niềm vui của khách hàng cũng là niềm vui của cảng, do đó thời gian tới chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng mối quan hệ giữa PTSC với khách hàng ngày một tốt hơn” – Ông Nguyễn Hùng Dũng nói.

Ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh:

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cảng

Ngoài 3 cảng nước sâu trên, chỉ 2 – 3 năm nữa, ven khu vực sông Thị Vải, huyện Tân Thành sẽ có thêm hàng chục cảng container có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn. Hiện nay, lãnh đạo tỉnh đang chỉ đạo cho các sở, ngành, các đơn vị có liên quan tập trung quyết liệt cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cảng, trước mắt là tuyến đường liên cảng, quốc lộ 51, đường 965, các dịch vụ hậu cần sau cảng.

(Theo Phúc Minh // Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • "Lỗ hổng" trong quản lý vận tải
  • 28 triệu tấn hàng hóa qua Tân Cảng-Cát Lái
  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy hiệu quả cảng nước sâu
  • Ga Sóng Thần: Lực bất tòng tâm?
  • Đau đầu bài toán hạ tầng sau cảng: Những khởi đầu rầm rộ
  • 3,6 tỉ USD đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
  • Khởi động Vân Phong - bước tiến ra biển lớn
  • Việt Nam có thêm một con tàu dịch vụ dầu khí, trị giá hơn 20 triệu USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container