Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành lập Hiệp hội chủ hàng VN: Đối trọng cần thiết

Trước những bất cập của việc cạnh tranh trên thị trường vận tải, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 1369/TTg-KTN giao VCCI chủ trì phối hợp cùng các bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề liên quan để thành lập Hiệp hội chủ hàng VN.
 
Trao đổi với DĐDN, ông Phan Thông- Phó TGĐ Cty CP đại lý vận tải SAFI, thành viên Ban vận động thành lập Hiệp hội cho biết: Hiệp hội chủ hàng VN sẽ là đối trọng với các Hiệp hội chủ tàu nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng VN nói riêng và làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu nói chung.
 
- Thưa ông, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 1369/TTg-KTN giao VCCI chủ trì phối hợp cùng các bộ, ngành, Hiệp hội (Hiệp hội) ngành nghề liên quan để thành lập Hiệp hội Chủ hàng VN. Là một DN vận tải, ông có thể cho biết sự cần thiết của việc thành lập Hiệp hội này ?
 
Tôi có đại diện cho DN vận tải, chính xác là nhà thầu vận chuyển, nhưng đối với các hãng vận tải (như: hãng vận tải biển, hãng vận tải hàng không...) chúng tôi cũng là những chủ hàng, nhưng là chủ hàng gián tiếp do nhận ủy thác vận chuyển của những chủ hàng trực tiếp là DN xuất nhập khẩu. Là chủ hàng, cá nhân tôi, cũng như rất nhiều người khác, đều thấy việc thành lập Hiệp hội này là rất cần thiết. Sự cần thiết này thể hiện như sau:


- Các Cty vận tải biển quốc tế, các hãng hàng không và chủ các loại phương tiện vận tải khác luôn có thế mạnh để giành được nhiều quyền ưu tiên trong hợp đồng vận tải ký kết đối với chủ hàng hóa xuất nhập khẩu, những DN chuyên về thương mại quốc tế. Các hãng vận tải thường hay có hành động áp đặt đơn phương với chủ hàng, như: giành về cho mình những điều khoản loại trừ về trách nhiệm khi rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận tải. Hoặc đơn phương áp đặt những phụ phí bến bãi, ùn tàu, xăng dầu, tỷ giá... hoặc độc quyền áp giá cao đối với các dịch vụ cung ứng.


- Những chủ hàng đơn lẻ, “thấp cổ bé họng”, không thể đủ sức phản bác hoặc yêu cầu điều chỉnh đối với các hãng vận tải đã bắt tay với nhau trong các Hiệp hội vận tải. Chính vì vậy, chủ hàng luôn ở thế bị thiếu công bằng.


- Trên thực tế, nhiều DN láng giềng của chúng ta tại Singapore, Hong Kong, New Zealand... cũng đã từng gặp vấn đề tương tự và họ đều có Hiệp hội chủ hàng của riêng họ.


Vì tình hình bất cập như của VN hiện nay và theo xu hướng hợp tác trong hoạt động kinh tế hiện nay thì việc ra đời của Hiệp hội Chủ hàng VN không những là cần thiết mà còn là tất yếu.

Ông Trần Đức Minh - Trưởng ban vận động cho biết dự kiến đại hội toàn thể lần thứ nhất thành lập Hiệp hội có thể được tổ chức vào tháng 6/2009.

- Những bất cập trên thị trường vận tải đã phát sinh từ khá lâu, tại sao tới nay chúng ta mới vận động thành lập Hiệp hội?


Bất cập đã có từ rất lâu nhưng đến những năm gần đây, khi chúng ta tham gia sân chơi kinh tế quốc tế như WTO, đối mặt thực sự với bên ngoài, thì ảnh hưởng của nó mới thực sự nặng nề và chúng ta mới cảm nhận được.


Trong các diễn đàn, hội thảo, cuộc họp liên quan, các chuyên gia đầu ngành cũng như những người tâm huyết và thấu hiểu sâu sắc bản chất vấn đề đều đã từng đề cập việc thành lập Hiệp hội chủ hàng và đã từng có những cuộc vận động về việc này. Tuy nhiên, để thành lập được Hiệp hội chủ hàng là phải có chủ hàng. Trong khi đó, tạm thư giãn sau những phút “nóng” sau các tranh chấp như vấn đề THC thì các chủ hàng của ta cũng “thư giãn” luôn với vấn đề Hiệp hội.


Chỉ đến khi, để giải quyết tình hình tồn đọng hàng hóa tại các cảng biển, Chính phủ vào cuộc và giao Phòng Thương mại và Công nghiệp VN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Hiệp hội ngành nghề liên quan để thành lập Hiệp hội Chủ hàng VN thì bộ máy vận động mới chính thức được khởi động và có động lực thực sự.


- Một trong những vấn đề “nóng”trong quan hệ giữa các chủ hàng VN và các hãng tàu nước ngoài là phí THC (Terminal Handing Charge). Là thành viên Ban vận động thành lập Hiệp hội Chủ hàng VN, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào ?


Phí THC là phí liên quan đến cầu bến mà hãng vận tải biển phải trả cho cảng khi tàu vào cảng. Như vậy, có phí này là việc tự nhiên. Về bản chất, phí này nằm trong giá cước mà hãng tàu hợp đồng với chủ hàng. Trong giá cước này, hãng tàu có thể bóc tách hoặc không bóc tách phí này ra.  Vấn đề gây tranh cãi là việc sử dụng phí này như thế nào. Một số hãng tàu sử dụng phí này như một phụ thêm vào giá cước. Một số hãng tàu tách phí này ra để tùy nghi tăng giá với chủ hàng, coi đó là vấn đề khách quan mà không xem đó là việc tăng giá cước, việc mà chủ hàng có thể mặc cả. Chính những mập mờ trên gây ra bất cập.
 

Quan điểm cá nhân của tôi là cần hiểu rõ giá cước với các thành phần của nó, tạm phân biệt là cước phí vận tải và các phí khác. Mỗi thành phần này có cách biến động khác nhau và phải được điều chỉnh khác nhau. Chủ hàng của ta cần phân biệt rõ việc này để có những hành xử hợp lý khi thương thảo. Những vấn đề bất hợp lý mà hãng tàu đưa ra cần được xem xét và thương lượng. Hiệp hội chủ hàng sẽ đại diện cho các chủ hàng để thương lượng vấn đề này.


- Xin cảm ơn ông.
 

Những thông tin liên quan về vấn đề này xin liên hệ: Ông Hoàng Quang Phòng - Trưởng ban, Chánh văn phòng công tác Hiệp hội DN, VCCI. Mobile: 0913553023. Email: phonghq@vcci.com.vn hoặc ông Phan Thông, Phó TGĐ Cty CP đại lý vận tải SAFI. Mobile: 0903405815. Email: phanthong@safi.com.vn

(Theo Thái Duy // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất chính thức tiếp nhận, vận chuyển thiết bị, hàng hóa
  • Phát triển cảng Hải Phòng thành cảng quốc tế loại 1
  • Tuyến xuyên Đại Tây Dương của Maersk bổ sung ghé cảng Mobile
  • Cảng TP HCM: Khổ vì... đường
  • Các hãng vận tải CKYH phát triển liên minh
  • Các hãng vận tải cảnh báo ùn tắc ở Tây Phi
  • Ngành hậu cần VN quá tụt hậu
  • Logistics, vẫn câu chuyện tầm nhìn quy hoạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container