Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển cảng Hải Phòng thành cảng quốc tế loại 1

 

Tàu vào làm hàng tại cảng Hải Phòng - Ảnh: haiphongport.com.vn

 Cảng Hải Phòng đã được xác định là cảng cửa ngõ quốc tế (loại 1A), đồng thời là cảng tổng hợp tiêu biểu nhất khu vực phía Bắc với định hướng phát triển lên đến con số 28 bến cảng, theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển thành phố Hải Phòng.


Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Doãn Thọ cho biết đã có buổi làm việc với UBND TP Hải Phòng về quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có hệ thống cảng biển Hải Phòng.


Theo định hướng phát triển, cảng Hải Phòng sẽ gồm 4 khu bến chính là Lạch Huyện, Đình Vũ, sông Cấm (thuộc Hải Phòng) và sông Chanh (thuộc Yên Hưng, Quảng Ninh). Các khu bến này có chức năng bổ trợ nhau, ngoài ra còn có một số bến cảng chuyên dùng nhỏ khác đảm nhận vai trò vệ tinh trong hệ thống cảng Hải Phòng.

 


Trong đó, cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện được quy hoạch xây dựng thành khu bến cảng thương mại cho tàu trọng tải lớn, có khả năng tiếp nhận tàu chở container loại 4.000- 6.000 TEU (TEU = container 20 feet), tàu chở hàng tổng hợp từ 50.000 đến 80.000 DWT (tấn quy đổi). Từ nay đến năm 2015, dự kiến tại đây sẽ xây dựng 2 bến cho tàu có trọng tải 4.000 TEU, luồng cho tàu 50.000 DWT.


Song song đó, các dự án cầu đường kết nối cụm cảng Hải Phòng với mạng lưới giao thông quốc gia cũng sẽ được xây dựng về phía Đình Vũ (Hải Phòng) và Quảng Yên (Quảng Ninh).


Còn khu bến Đình Vũ là đầu mối làm hàng tổng hợp container đi các khu vực gần và một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có khả năng tiếp nhận tàu 20.000-30.000 DWT, dự kiến đến năm 2015 hoàn thiện đồng bộ 12 bến. Trong khi đó, bến sông Cấm sẽ đảm nhiệm vai trò là khu bến cảng vệ tinh cho hệ thống cảng Hải Phòng, có thể tiếp nhận tàu 5.000- 10.000 DWT.


Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ phát triển chủ yếu ở phía Đông Nam đảo Cát Hải với diện tích khoảng 825 héc ta; tại vùng cửa sông Chanh (thuộc Yên Hưng, Quảng Ninh) với chức năng chính là cảng chuyên dùng có bến tiếp nhận tàu chở hàng lỏng từ 30.000 đến 50.000 DWT, nhà máy sửa chữa tàu biển đến 10.000 DWT, khu công nghiệp dịch vụ.

 

 

Theo kinhtesaigon

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Tuyến xuyên Đại Tây Dương của Maersk bổ sung ghé cảng Mobile
  • Cảng TP HCM: Khổ vì... đường
  • Các hãng vận tải CKYH phát triển liên minh
  • Các hãng vận tải cảnh báo ùn tắc ở Tây Phi
  • Ngành hậu cần VN quá tụt hậu
  • Logistics, vẫn câu chuyện tầm nhìn quy hoạch
  • Nhận thức về logistics đã thay đổi
  • Các công ty logistics đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong vận tải hàng hóa đường biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container