Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vận tải Biển : “Chạy vạy” tìm lao động

Thiếu nguồn nhân lực là tình trạng phổ biến của hầu hết các DN trong ngành vận tải biển ở nước ta hiện nay. Đây không chỉ là nỗi lo của các DN mà các cơ quan chức năng cũng đau đầu để tìm lối ra.

Bức xúc vì không tìm được nguồn lao động giỏi, có tay nghề là tâm trạng của anh Tạ Tiến Luật – PGĐ Cty TNHH Thương mại - vận tải Hải Phòng. Anh cho biết: “Công ty rất vất vả trong việc tuyển nhân lực mới. DN đã đăng thông tin tuyển dụng rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng chưa tuyển được nguồn lao động vừa ý”.

Yếu và thiếu

Lao động yếu về tay nghề, thiếu thực tế và kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ thấp, tác phong công nghiệp chưa tốt... đang là một trở ngại khiến cho không ít DN đau đầu khi tuyển dụng lao động. Xuất phát từ thực tế đào tạo ở nước ta học chưa đi liền với hành, học sinh, sinh viên nghiêng nhiều về lý thuyết, mà trong ngành vận tải biển “Trăm hay không bằng tay quen”.

Theo Cục Đăng kiểm VN, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2009, nước ta có 1.614 tàu biển với tổng dung tích 3,71 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 5,97 triệu tấn và 1.635 đội tàu biển mang cấp VR với tổng dung tích 3,93 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần 6,37 triệu tấn. Vì vậy nguồn nhân lực cho ngành này đang thiếu trầm trọng.
Qua khảo sát cho thấy các chức danh sĩ quan hàng hải như: thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy nhất... đang thiếu trầm trọng. Nguyên nhân là do đặc thù công việc phải thường xuyên xa nhà, môi trường lao động chịu ảnh hưởng sóng, gió, bão tố và rủi ro cao nên không hấp dẫn người lao động. Mặt khác, đây lại là nghề đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt, ý thức kỷ luật lao động cao, trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ tốt và điều đó không phải lao động nào cũng có thể chấp hành hay đáp ứng tốt. Có không ít thuyền viên sau chuyến đi đầu tiên đã bỏ nghề vì không chịu được áp lực của công việc. Một kết quả khảo sát cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau, có tới 30% số thuyền viên sau khi được đào tạo không muốn đi tàu. Điều này khiến nguồn lao động “đã thiếu nay còn thiếu hơn”.

Cty CP Vận tải biển Đông Dương (284 Đà Nẵng – Ngô Quyền - Hải Phòng) hiện có 2 tàu, trọng tải 2.300 tấn và 4.000 tấn với gần 40 thuyền viên nhưng theo ông Lưu Đức Trọng - Giám đốc Cty thì lực lượng thuyền viên luôn biến động, hàng năm Cty vẫn cần tuyển thêm một số thuyền viên giỏi đảm nhiệm cho các vị trí quan trọng.

Hiện, ngoại trừ  một số DN lớn trong ngành hàng hải như Vosco, Vinalines, Vinaship... còn lại hầu hết các DN vận tải biển VN đều ở trong tình trạng chung là phải "chạy vạy" khắp nơi để đảm bảo lượng thuyền viên. Thậm chí còn phải đến các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề để tạo mối quan hệ nhằm thu hút, lôi kéo thuyền viên sau khi ra trường về làm việc cho DN. Nhưng cách làm này cũng chưa đủ khỏa lấp nhu cầu nhân lực đủ trình độ.

Đâu là lối ra ?

Hiện ở nước ta đã mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng hải, ngoài các trường ĐH Hàng hải, CĐ Hàng hải... tại Hải Phòng còn có một số trường cao đẳng, trường dân lập, dạy nghề khác cũng đào tạo các ngành có liên quan đến hàng hải như Trường Cao đẳng nghề Duyên hải, Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng... hàng năm cung ứng một lượng lớn thuyền viên.

Nghề thuyền viên đòi hỏi đào tạo lâu dài, liên tục. Trung bình để đào tạo thuỷ thủ trực ca cần 3 năm, sĩ quan mức vận hành là 7 năm, sĩ quan mức quản lý (đại phó, máy hai) là 10 năm và để trở thành thuyền trưởng, máy trưởng phải mất 12 - 14 năm. Phải học nghề liên tục cộng với điều kiện làm việc vất vả, nguy hiểm nên không ít thuyền viên được đào tạo từ ngành hàng hải ra nhưng không thiết tha với nghề, hoặc cũng không ít người chỉ làm việc trong ngành này một thời gian lại chuyển sang ngành khác có mức thu nhập ổn định và an toàn hơn. Do vậy, giải pháp trước mắt và còn có tính lâu dài là các cơ sở đào tạo cần có sự thay đổi mạnh mẽ về chương trình học, nội dung học, chương trình thực tập... để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các thuyền viên. Mục tiêu cần đạt được là các thuyền viên có thể đáp ứng ngay được yêu cầu làm việc trên các phương tiện hàng hải, thay vì phải đào tạo lại hay “bồi dưỡng” thêm về kiến thức, kinh nghiệm như hiện nay.

Hiện tại, mức thu nhập trung bình 30 triệu – 35 triệu VNĐ/ tháng, đối với vị trí thuyền trưởng, 3 triệu - 5 triệu VND/ tháng đối với thuỷ thủ, trước mắt đã phần nào giúp người lao động ổn định cuộc sống. Nhưng về lâu dài, cần có thêm chính sách đãi ngộ hợp lý đối với các sĩ quan, thuyền viên, nhằm lôi kéo họ gắn bó lâu dài với nghề.

(Theo Hoàng Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Gần 100 tỷ đồng cho dự án cảng Hòn La giai đoạn 2
  • DN vận tải miền Trung : Khó vì cầu Bà Rén
  • DN vận tải miền Trung: Tiếp tục lao đao
  • Sửa chữa đồng bộ tại Ga Sóng Thần: Đợi 10 năm nữa?
  • Đau đầu bài toán hạ tầng sau cảng: Bao giờ cảng hết chờ đường
  • Hệ thống cảng nước sâu: Không ngừng được mở rộng và hiện đại hóa
  • "Lỗ hổng" trong quản lý vận tải
  • 28 triệu tấn hàng hóa qua Tân Cảng-Cát Lái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container