Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường vật liệu xây dựng: Hàng nhập giá rẻ hạ “đo ván” hàng nội

Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đang bước vào mùa “ăn hàng” lớn nhất trong năm. Thế nhưng, thị trường béo bở này đang phải nhường sân chơi cho các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc (TQ) với giá cực rẻ.

Khách hàng chọn mua gạch lát nền tại một cửa hàng trên đường Tô Hiến Thành (TP.HCM) - Ảnh: LÊ SƠN

Các mặt hàng VLXD có xuất xứ TQ không chỉ rẻ mà đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đặc biệt là nhìn bề ngoài khá bắt mắt.

Giá rẻ đến... khó tin

Nhập chủ yếu từ Trung Quốc

Theo VIBCA, trong năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu gạch ốp lát các loại khoảng 70 triệu USD, trong đó nhập từ TQ đến 51 triệu USD, sứ vệ sinh khoảng 2,1 triệu USD trên tổng số 6,7 triệu USD. Số liệu này chưa kể nhập khẩu tiểu ngạch và hàng lậu biên giới.

Theo đại diện một số cửa hàng chuyên kinh doanh các loại gạch lát nền, ốp tường (ceramic và granite) trên đường Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình), Tô Hiến Thành (Q.10, TP.HCM) các loại gạch lát nền, ốp tường của TQ đang có sức mua tăng mạnh đột biến. Có cửa hàng mỗi ngày bán hơn 100m2 gạch lát nền cỡ 60x80 cm của TQ. Trong khi đó nhiều loại gạch do VN sản xuất bán rất chậm.

Nhiều chủ cửa hàng cho biết hàng TQ có giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng VN và các loại hàng ngoại nhập khác. Chẳng hạn, gạch lát nền loại 60x60cm của TQ giá bán 180.000-195.000 đồng/m2 thì mặt hàng cùng loại trong nước 235.000-250.000 đồng/m2, hàng cùng loại của Ý, Đức có giá cao gấp rưỡi.

Tương tự, gạch ốp tường của TQ loại 20x20 cm giá chỉ 140.000-180.000 đồng/m2, thấp hơn hàng sản xuất trong nước gần 100.000 đồng/m2. Ngoài lợi thế về giá cả, các sản phẩm gạch lát nền, gạch ốp tường của TQ nhìn bề ngoài khá bắt mắt về hoa văn và màu sắc.

Một sản phẩm khác của TQ cũng đang “làm mưa làm gió” là đèn trang trí các loại. Trong khi tìm đỏ mắt không thấy cửa hàng bán sản phẩm đèn trang trí của VN thì các sản phẩm loại này của TQ đầy rẫy chẳng thiếu món gì. Từ đèn đơn cho đến đèn chùm với hàng trăm kiểu dáng bằng đủ chất liệu (nhựa, thủy tinh, đá) giá chỉ 75.000-150.000 đồng/chiếc, bằng một nửa so với các sản phẩm đèn nhập từ Ý, Ai Cập, Hong Kong hoặc hàng sản xuất trong nước.

Các loại thiết bị vệ sinh như bồn tắm, bồn massage, vòi nước, chậu rửa, cửa nhựa... có xuất xứ từ TQ cũng xuất hiện khá nhiều trên thị trường với giá bằng 60-70% so với hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, các loại giấy dán tường gần như độc chiếm thị trường bởi giá thấp đến khó tin: 40.000-60.000 đồng/m2, trong khi giá một số loại giấy dán tường của Hàn Quốc, Thụy Sĩ lên tới 120.000-150.000 đồng/m2.

Ông K., nhà thầu xây dựng KM (Q.6), nói hễ khách có nhu cầu coi mẫu gạch, đèn, thiết bị vệ sinh... ông đều đưa đến cửa hàng có bán hàng VN sản xuất. “Tuy nhiên, hơn 90% chủ nhà khi quyết định mua đều chọn hàng TQ bởi giá quá rẻ, mẫu mã hết sức bắt mắt, chất lượng có kém cũng không sao vì họ sẵn sàng thay nếu bị hỏng bởi phụ kiện kèm theo ê hề”. Theo ông K., ngay cả khi tình trạng hàng của TQ thường xuyên bị đứt hàng, màu gạch lô trước khác lô sau, kích thước không đồng đều cũng chẳng làm người tiêu dùng băn khoăn vì yếu tố giá rẻ đã đánh gục tất cả mọi hoài nghi.

Sẽ khó cạnh tranh, nếu...

Ông Võ Quốc Thắng, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tâm, nói thẳng sở dĩ các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh một cách bình đẳng với các loại VLXD từ TQ là do tình trạng hàng nhập lậu qua đường biên mậu, trốn thuế quá nhiều.

“Nếu tính mức thuế nhập khẩu 25%, cộng thêm các chi phí khác, hàng nhập khẩu từ TQ khó lòng cạnh tranh nổi với hàng VN về mặt bằng giá, chất lượng lẫn chính sách hậu mãi”, ông Thắng khẳng định. Ông Thắng cũng cho rằng việc thị trường tràn ngập các loại VLXD không minh bạch về nguồn gốc có phần do khâu kiểm tra, kiểm soát thị trường từ các cấp còn quá lỏng lẻo.

Mới đây Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA) đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát trong nước, do tình trạng gian lận thương mại và nhập lậu trốn thuế từ TQ trong thời gian qua. Phổ biến nhất là kê khai giá trị tính thuế thấp hơn giá trị thực tế 50-70%, kê khai số lượng nhập khẩu ít hơn số lượng thực tế, sử dụng hóa đơn quay vòng và hợp thức hóa việc thông quan nấp dưới hình thức “cho nhu cầu sử dụng”.

Một thành viên của VIBCA nói rằng nếu tính luôn cả cách vận chuyển bằng đường bộ lẫn đường biển thì số lượng hàng nhập lậu rất lớn. Trong khi đó, những loại hàng này chất lượng rất thấp, giá bán cực rẻ và “doanh nghiệp trong nước chỉ có phá sản vì không cách gì cạnh tranh lại”.

Chính vì vậy, VIBCA đã kiến nghị Nhà nước cần có biện pháp chống buôn lậu trốn thuế một cách quyết liệt, hành vi gian lận thương mại cần được ngăn chặn một cách triệt để, lập hàng rào kỹ thuật về nhập khẩu gạch ốp lát để quản lý thị trường và bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời giảm bớt khó khăn cho các nhà sản xuất chân chính.

TRẦN VŨ NGHI - LÊ SƠN // Theo Tuổi Trẻ

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Các nhà sản xuất xi măng tính chuyện điều chỉnh giá bán
  • Vật liệu xây dựng tăng giá do đầu cơ, làm giá?
  • Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả: Chất lượng tạo thương hiệu
  • Thị trường xi măng: Thừa Bắc, thiếu Nam
  • Giá xi măng sẽ tăng nhẹ
  • Giá bán xi măng ổn định trong cả nước
  • Ngành gỗ gặp khó về nguyên liệu và thị trường
  • Sức ép tăng giá vật liệu xây dựng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container