Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ duyên với kinh doanh của Tổng giám đốc DOJI

Có những con người mà chính cơ duyên với kinh doanh đã dẫn cuộc đời họ đến với thương trường, và cứ từ đó gắn bó không thể tách rời.

Với ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch - Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, con đường dẫn ông đến ngày hôm nay cũng bắt đầu bằng “cơ duyên” như thế.

Hướng đi mới

Năm 1988, ông Đỗ Minh Phú còn là một cán bộ nghiên cứu khoa học công tác tại Viện Khoa học Việt Nam.

Trong thời gian này, Việt Nam được thế giới biết đến với nguồn tài nguyên đá quý dồi dào và nhiều công ty nước ngoài đang triển khai kế hoạch tìm hiểu về thị trường đá quý giàu tiềm năng này. Nắm bắt được nhu cầu đó, cấp trên giao cho ông Phú nhiệm vụ điều hành một công ty của Australia với chức danh tổng giám đốc.

Nghiên cứu khoa học là một công việc có tính chất ổn định khi đó và không nhiều người sẽ rời bỏ nó để làm kinh doanh. Tuy nhiên, bước ngoặt chuyển sang kinh doanh đến một cách không hề định trước, và ông Phú đã lựa chọn vì coi đây là một sự chấp nhận thử thách.

Sau này khi nhìn lại quyết định của mình, ông cho rằng: “Bản thân, tôi nhận thấy mình làm công việc kinh doanh hợp hơn công việc nghiên cứu khoa học, vì nó phù hợp với tính năng động cũng như tố chất chấp nhận thử thách”.

Tính đến nay, ông đã trải qua nhiều cương vị của nhiều mô hình kinh doanh. Ông từng làm phó tổng giám đốc cho một công ty 100% vốn Nhà nước, làm tổng giám đốc tại công ty nước ngoài và công ty liên doanh, công ty TNHH. Vị trí hiện tại của ông là tổng giám đốc của một công ty cổ phần. Ông Phú cho biết tất cả mô hình kinh doanh đã ít nhiều mang lại cho ông những kinh nghiệm và bài học quý báu.


Ông Đỗ Minh Phú (thứ hai từ trái sang) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore, tháng 11/2009.

Thời gian làm việc tại công ty nước ngoài đã giúp ông đã học được cách thức làm việc chuyên nghiệp. Đầu những năm 90, khi Internet vẫn còn chưa phổ biến, các giao dịch với khách hàng và đối tác nước ngoài chủ yếu được thực hiện bằng điện thoại và fax. Khi nhận bản fax từ nước ngoài thì điều cần thiết là phải thực hiện thao tác báo lại cho đối tác hoặc khách hàng biết chúng ta đã nhận được yêu cầu của họ và đang xử lý yêu cầu này.

“Giá cước liên lạc quốc tế thời điểm đó rất đắt, vào khoảng 4,5 -5 USD cho 3 phút liên lạc nên cũng có thời điểm chúng tôi đã không nghĩ đến điều ấy. Tuy nhiên, làm việc tại các công ty nước ngoài đã dạy tôi một bài học, đó là cần chứng minh cho khách hàng biết là họ đang được chăm sóc tốt nhất và không bao giờ được ngại tốn kém chi phí khi thực hiện công việc chăm sóc khách hàng. Bài học đó tôi không bao giờ quên”, ông chia sẻ.

Cũng đã từng trải qua môi trường làm việc của công ty nhà nước nên ông Phú hiểu được nguyên nhân vì sao người lao động luôn cảm thấy yên tâm: đó chính là vì họ có cảm giác được mãn dụng. Mặt tiêu cực của nó chính vì yếu tố yên tâm, ngại cạnh tranh nên nhiều cán bộ nhà nước thiếu tính vươn lên. Nhưng mặt tích cực của môi trường làm việc nhà nước, theo ông Phú, là ít có tình trạng nhân viên cảm thấy bất ổn và bất an với hệ thống tổ chức của cơ quan.

Ngành đặc thù

Có không ít người lầm tưởng rằng kinh doanh vàng bạc mang lại những nguồn lợi nhuận khổng lồ nhưng ông Phú cho rằng đây là một ngành kinh doanh không đơn giản chính bởi tính đặc thù của nó.

Nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành kinh doanh vàng bạc đá quý là vàng, nhưng giá vàng biến đổi rất thất thường do bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố. Ngoài ra, vàng bạc đá quý là mặt hàng xa xỉ, nhu cầu mua không phải là nhu cầu bắt buộc và thiết yếu với đời sống con người nên không phải lúc nào kinh doanh cũng gặp thuận lợi.

Nhận xét về ngành kinh doanh vàng bạc đá quý của Việt Nam, ông Phú cho rằng đây là một ngành tập trung lực lượng lao động đông đảo, nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. “Con số trên 10.000 các hộ và các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý trong cả nước là một con số lớn nhưng chúng ta vẫn chưa tạo ra một ngành công nghiệp được đặt đúng vị trí”, ông nói.

Ngoài ra, việc tạo ra mẫu mã mới là một yêu cầu sống còn nhưng không phải lúc nào các nhà kinh doanh trong nước cũng bắt kịp được. Nguyên nhân là vì ngành sản xuất trang sức của Việt Nam có từ lâu đời nhưng làm dưới phương thức thủ công nên chưa thể theo được khuynh hướng thiết kế quốc tế mới mà các nước phát triển rất cao đang áp dụng.

Chia sẻ về lợi nhuận của kinh doanh vàng bạc đá quý, ông Phú cho rằng đây là một ngành mà doanh thu có thể lớn, nhưng lợi nhuận không lớn. Lợi nhuận quá ít khiến cho những người kinh doanh vàng bạc đá quý nói chung, đặc biệt là những người kinh doanh vàng miếng không có điều kiện để mới công nghệ cũng như quảng bá sản phẩm của mình.

“Nếu nói có ngành nào quảng cáo ít nhất thì đó chính là ngành vàng bạc đá quý vì lợi nhuận không thể đủ cho các nhà kinh doanh tiến hành các chiến dịch quảng bá”, ông lý giải.

Hiện nay, định hướng tâm lý cho người tiêu dùng là bước đi chiến lược của một số đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý lớn và DOJI cũng không nằm ngoài số đó. Để khách hàng trung thành với sản phẩm của mình, theo ông, cần tạo ra những thương hiệu mà khi nhắc tới là khách hàng có thể biết đến ngay. Chính vì thế mà DOJI đã đi sâu vào một số thị trường mang tính đặc thù cao như trang sức kim cương.

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn chưa có các cửa hàng kinh doanh kim cương thuần túy và đúng nghĩa của nó. Vì thế, người dân khi cần mua kim cương thường tìm đến các cửa hàng kinh doanh vàng bạc. Đỗ Minh Phú cho rằng thị trường kim cương là một thị trường rộng, có nhu cầu cao nên cần phải tạo cho nó một thương hiệu riêng có uy tín. Do vậy, DOJI đã xây dựng thương hiệu Diamond House nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm kim cương đủ loại kích cỡ với chất lượng và xuất xứ đảm bảo.

Nắm bắt cơ hội

Khi mới thành lập, tập đoàn DOJI có tên gọi Công ty TNHH TTD, hoạt động trong lĩnh vực xử lý đá quý, chỉ có khoảng 70 nhân viên. Sau 15 năm hoạt động và phát triển, DOJI nay là doanh nghiệp tư nhân đứng thứ 5 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước. Số nhân viên của tập đoàn và các công ty thành viên lên đến hơn 1.000 người.

Ông Phú nói, bước phát triển đột phá cùng với tăng trưởng ngoạn mục của DOJI diễn ra vào năm 2007, khi ông quyết định tái cơ cấu lại cấu trúc cũng như hoạt động của công ty. Một nội dung quan trọng của quá trình tái cơ cấu là việc công ty chính thức mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang kinh doanh vàng bạc, bên cạnh duy trì loại hình kinh doanh truyền thống là trang sức và đá quý.

Ông Phú quan niệm trong hoạt động kinh doanh, hoạt động mũi nhọn là vàng bạc đá quý nhưng không bỏ qua bất kỳ cơ hội kinh doanh nào. “Khi xây dựng Ruby Plaza- trung tâm thương mại chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý, chúng tôi đã có một số ý tưởng làm sao vừa quảng bá được sản phẩm của mình, vừa tiết kiệm được chi phí quảng cáo. Do vậy, chúng tôi đã đầu tư hệ thống nhà hàng cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe spa ngay tại Ruby Plaza. Nhờ có các dịch vụ hỗ trợ này, hàng ngày có nhiều người đến với Ruby Plaza hơn và họ sẽ biết đến thương hiệu DOJI”, ông nói.

Đối với nhiều ông chủ doanh nghiệp, khủng hoảng kinh tế luôn là thời điểm khiến họ cảm thấy “mất ăn mất ngủ”. Tuy nhiên, với Đỗ Minh Phú, những cơ hội tốt luôn tiềm ẩn trong khủng hoảng.

Năm 2007, năm đầu tiên của quá trình tái cơ cấu, doanh số của tập đoàn đạt 1.700 tỷ đồng và một năm sau đó đã tăng lên 5.000 tỷ. Năm 2009, doanh số của tập đoàn tiếp tục đạt cao trên 11.000 tỷ và dự kiến năm 2010 sẽ đạt trên 15.000 tỷ đồng.

Trong thời điểm khó khăn, ông Phú đã có một số quyết định quan trọng, trong đó quan trọng nhất là tái cấu trúc lại hoạt động của DOJI. Trước đây, DOJI có tham gia làm cổ đông chiến lược của 3 công ty kinh doanh vàng bạc đá quý, tuy nhiên chưa có đủ số cổ phần cần thiết để nắm quyền chi phối hoạt động của các công ty đó.

Trong khủng hoảng, nhiều cổ đông của 3 công ty này muốn bán bớt cổ phần của họ, và ông Phú sẵn sàng mua lại với giá cao. Kết quả là ông đã được nắm quyền chi phối 3 công ty: SJC Hà Nội, SJC Đà Nẵng và Công ty Vàng bạc đá quý Yên Bái, qua đó định hướng hoạt động của các công ty thành viên này theo trục phát triển chính mà công ty mẹ DOJI định ra. Nhờ có quyết định này, hiện nay toàn bộ hệ thống bán lẻ và bán buôn vàng miếng của DOJI và các công ty thành viên đang chi phối toàn thị trường miền Bắc.

Bí quyết làm nên thành công, theo Đỗ Minh Phú, chính là khát vọng và ý chí. Theo ông, khát vọng không phải chỉ là làm giàu cho bản thân mà còn là một khát khao làm được một điều gì đó thành công. “Một khi đã có ý chí và khát vọng, mình sẵn sàng chấp nhận đi hết cả một quá trình rất dài, vượt qua những khó khăn để đạt được thành công cuối cùng”, ông nói.

Triết lý kinh doanh của Đỗ Minh Phú xoay quanh hai nội dung chính. Trước nhất là duy trì hài hòa lợi ích của 3 nhóm đối tượng, bao gồm: lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của nhân viên và lợi ích của khách hàng. Ngoài ra, theo ông, cần luôn lắng nghe hơi thở của thị trường để đưa ra những quyết định.

(Theo Vneconomy)

  • Tổng giám đốc CBRE Việt Nam: “Thận trọng trong năm 2011”
  • TGĐ Công ty CP Kido tiết lộ bí kíp “ngồi ghế nóng”
  • Mười người giàu nhất trên sàn chứng khoán
  • Người Việt ở Nga giàu lên như thế nào?
  • Gia đình Việt lọt vào top 50 nhà làm bánh mì hàng đầu nước Mỹ
  • Chàng trai mang phở Việt 'chinh phục' thế giới phẳng
  • Nhà tài chính Bùi Kiến Thành - "vinh danh nước Việt"
  • Đi tìm tỷ phú USD Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao