Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Độc đáo “ Hoa đất sét” !

Thật ngạc nhiên và thán phục khi lần đầu tiên chúng tôi đến phòng trưng bày hàng mẫu “Hoa đất sét” của chị Phạm Thị Hường, cơ sở thủ công mỹ nghệ Cát Tường, phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên.

Chị Hường là một nghệ nhân đã có nhiều tuổi đời, tuổi nghề trong công việc làm đẹp cho chị em phụ nữ. Hơn ba mươi năm qua, bàn tay tài hoa của chị đã từng thiết kế những mẫu áo dài kinh điển cho những người muốn giữ hồn truyền thống, hay làm nên những chiếc áo cách điệu phù hợp với phong cách trẻ cho các thiếu nữ mới lớn lên… Thế nhưng, chị vẫn không ngừng sáng tạo trên con đường nghệ thuật… Chị Hường tâm sự: Hoa làm từ đất sét đã phát sinh rất lâu ở nhiều quốc gia Đông Nam Á như Nhật Bản, Thái Lan… Và ở Việt Nam, nó cũng đã phát triển tương đối nhiều… Thế nhưng, ở An Giang nhiều năm qua vẫn không thấy có ai khởi động loại hình này. Vậy là trong một lần đến tham quan một cơ sở dạy nghề, mình quyết định sẽ học và mang về quê hương An Giang một nghề mới cho những ai yêu loại hình nghệ thuật này!

Nghệ nhân Phạm Thị Hường và các loại hoa chế tác từ đất sét.

 

Và chị đã thành công với “Hoa đất sét” hơn bất cứ món sở trường nào khác. Những sản phẩm do bàn tay chị làm ra cứ như thật, như được mang đến từ một khu vườn thiên nhiên nào đó! Điều khác biệt duy nhất là tất cả chúng đều xanh tươi, rạng rỡ phơi phới bởi những gam màu của sự sống. Chị tỉ mẫn giới thiệu cho chúng tôi nhiều công đoạn để làm thành hoa từ đất. Đó là loại đất sét trắng tinh do công nghệ của Nhật và Thái sản xuất. Khi muốn làm một loại hoa nào, chị lại nghiên cứu cẩn thận từ cánh hoa, chiếc lá rồi theo kinh nghiệm mà làm. Thông thường, người Nhật chuộng hình thức chế tác hoàn toàn bằng tay, còn người Thái thì có hẳn một “dây chuyền” công nghệ với cataloge hướng dẫn kỹ lưỡng và những bộ khuôn bằng thép không gỉ được dát thật mỏng, rất đắt tiền. Tuy nói là khuôn, nhưng những vật này cũng rất đơn sơ, chỉ là những vòng kim loại nhằm giúp định hình những cánh hoa, chiếc lá cho nhanh chóng mà thôi. Các công đoạn tiếp theo như uốn nắn sao cho cánh hoa, chiếc látrông có hồn và giống thật đến mức 100% thì phải do bàn tay khéo léo cộng với khiếu thẩm mỹ của người thợ.

Tiếp theo là công đoạn sơn để tạo màu sắc đậm nhạt cho cánh hoa, vẫn rất cần sự khéo tay và hết sức tỉ mỉ. Người làm hoa đất sét thường phải dùng phương pháp air-brush để phun sơn đều khắp hai mặt từng cánh hoa. Riêng đối với những phần thật nhỏ như nhụy hoa, phải dùng những chiếc cọ bé tí để tô điểm rất công phu. Cầm những týp màu trên tay, chị vừa sơn vừa giải thích về cách phối màu, chọn tông… Sau khi bàn tay của chị lướt qua, những chùm hoa, chiếc lá mới đây còn là những khuôn mẫu bỗng tươi tắn hẳn lên!

Cứ thế, ngày này nối tiếp ngày khác, chị tiếp tục sáng tác thêm những chậu mai, lan, hồng, huệ… Nếu không vì những người khách đặt hàng liên tục gọi, hỏi để được nhận hàng sớm, thì nơi này hẳn biến thành một chốn với bốn mùa trăm hoa đua nở…

(Theo Angiang Online)

  • Làm giàu từ nuôi đặc sản rừng
  • Người Sán Dìu thành công làm vải muộn
  • Trồng kiểng: làm chơi ăn thật
  • Người “bán kẹo” giỏi nhất Việt Nam
  • Làm giàu từ cây kiểng
  • Nhà nông đa tài
  • Những doanh nhân có đam mê ‘trời đày’
  • Trương Gia Bình: Con người của ý tưởng (tiếp theo kì trước)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao