Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lão doanh nhân tuổi 90 và những người con 'đại gia'

Cụ Đỗ Thế Sử và cụ bà Nguyễn Kim Phương
Ở tuổi 90, cụ vẫn điều hành công ty và nuôi dạy những người con thành đạt như ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch DOJI, ông Đỗ Anh Tú - TGĐ Diana, ông Đỗ Tất Cường - GĐ Chuyên môn Bệnh viện Vinmec...
 
Đã bước sang phía bên kia triền dốc, cụ Đỗ Thế Sử vẫn quyết định thành lập doanh nghiệp, làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phát triển Xuất khẩu May mặc; cụ bà là Nguyễn Kim Phương, 75 tuổi làm Giám đốc. Tuy nhiên, gia tài lớn mà các cụ có được không phải lợi nhuận nhiều tỉ đồng từ Công ty của mình mà là 11 người con đều thành đạt…
 
Sinh năm 1923, quê xã Chu Minh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, ngày xưa cụ Đỗ Thế Sử là đại biểu HĐND Khoá I tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Cụ tham gia học lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên, từng là Ủy viên Mặt trận Liên Việt huyện, làm Chủ tịch xã, rồi cán bộ tuyên huấn của Tỉnh ủy Hà Tây cũ. Năm 1965, cụ bà đột ngột ngã bệnh qua đời, người con lớn của cụ học lớp 10, còn con bé mới lên hai tuổi. Hoàn cảnh gia đình éo le, cụ đứng trước sự lựa chọn giữa công việc và chín người con. Sau rất nhiều đắn đo suy nghĩ, cuối cùng cụ viết đơn xin nghỉ việc.
 
Cụ kể: “Nghỉ việc, lại vừa làm cha, vừa làm mẹ thì làm gì để sống? Ngày tháng dài, tôi quên mình đi để nuôi con. Ban ngày lao động, tối về bảo các con ngồi thành hai bàn dài để dạy học. Thương và nghe lời bố, các con đều cố gắng học thật giỏi. Ngoài giờ học, các con lớn còn giúp bố nấu cơm, trông em, đi lấy cây chuối, hái rau nuôi lợn. Đêm ngủ, tôi thường phải soi đèn đếm chân xem có đủ Chín đứa con không”.
 
Thấy nhiều việc đơn giản mà những đứa trẻ có thể làm được, cụ Đỗ Thế Sử thành lập HTX thủ công chuyên làm văn phòng phẩm, thành viên là người trong gia đình và vài người hàng xóm. Ngày ngày, công việc của các anh chị lớn là xén giấy, em nhỏ thì gập, dán những chiếc bằng tốt nghiệp, huân, huy chương và đóng sổ sách các loại…
 
Đầu những năm 60 thế kỉ trước, để có thêm kiến thức dạy các con, cụ vào học tại chức ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và là người học giỏi nhất lớp. Học được ba năm, do đau yếu nên cụ xin nghỉ. Có lần, một ông Giám đốc công an nhận các con cụ làm con nuôi và ngỏ ý cho chúng đi nước ngoài học nhưng cụ không đồng ý vì nghĩ rằng, chúng cần cụ ở bên cạnh để dạy dỗ, chỉ bảo.
 
Vậy là, suốt 15 năm vật lộn nuôi dạy các con, đến khi người con út 17 tuổi, học ngoại ngữ để ra nước ngoài thì cụ tục huyền. Cụ nói: “Khi tục huyền, tôi bảo các con: Bố đã đứng vậy suốt 15 năm qua và bố vẫn có thể đứng tiếp những năm còn lại nhưng bố phải lấy một người có thể làm mẹ về cho các con, còn nếu lấy vợ cho bố thì bố lấy từ lâu rồi. Bà ấy (cụ Nguyễn Kim Phương) đã về với bố con tôi. Nhiều người can bà ấy đừng dại dột về sống với người đàn ông có chín đứa con. Nhưng bà ấy không nản mà vẫn quyết tâm, sau đó chúng tôi sinh thêm một con trai nữa. Trước đó, bà Phương đã có một con, thế là tổng cộng tôi có 11 người con. Các con tôi rất yêu quý và kính trọng mẹ kế, làm cái gì chúng cũng hỏi bà ấy chứ đâu có hỏi tôi”.
 
Các con cụ Sử đều tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm, Bách khoa, Y khoa ở trong nước và nước ngoài như Cộng hòa Séc, Hoa Kỳ… và sau này nhiều người có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đến nay, người con trai cả của cụ là Đại tá, Kĩ sư Đỗ Thái Tùng đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang làm việc cho một công ty lớn ở Hà Nội. Con trai thứ hai là Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Đỗ Tất Cường, cựu Phó Giám đốc Bệnh viện 103 (Học viện Quân y), hiện nay là Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế 5 sao Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup). Người con trai thứ ba là Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Tiên Phong liên doanh với Nhật. Người con thứ tư là Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Tắc-xi Hà Nội. Người con thứ năm là Đỗ Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Lò hơi và các thiết bị nhiệt. Người con thứ sáu là Đỗ Anh Tú, Tổng Giám đốc Công ty Diana và người con trai thứ bảy là Đỗ Khôi Nguyên, Tiến sĩ Luật, luật sư thuộc ngành sở hữu trí tuệ ở Mỹ.
 
Bốn người con gái của cụ, ai cũng giỏi giang, vừa tham gia lãnh đạo các công ty lớn, lại là những người con hiếu thảo trong gia đình.
 
Vừa làm cha, vừa làm mẹ trong nhiều năm, cụ đã nuôi dạy những người con của mình chu toàn theo đạo làm người, cách cư xử với vợ, chồng, với gia đình nội ngoại và ứng xử trong xã hội. Nghe lời cha và sống hiếu thuận nên 11 người con của cụ đều thành đạt, có cuộc sống hạnh phúc.
 
Cụ Đỗ Thế Sử hiện đã có 34 cháu nội ngoại và 15 chắt. Các cháu lớn của cụ khi học hết phổ thông đều học đại học và sau đại học ở nước ngoài, nay đều làm lãnh đạo hoặc làm việc ở các công ty lớn trong và ngoài nước
 
Trong sản xuất kinh doanh, do từng làm nhiều công việc khác nhau, trong đó có ngành vải sợi nên cụ có kinh nghiệm về lĩnh vực may mặc. Từ việc thu mua sản phẩm ở các công ty lớn rồi xuất đi nước ngoài, năm 1999 cụ cùng vợ thành lập Công ty Phát triển Xuất nhập khẩu May mặc để tự sản xuất quần áo bán cho các nước ở Đông Âu. Cách đây năm năm, hai cụ chuyển Công ty từ 352 đường Giải Phóng về cơ sở mới diện tích 1.500 m2 ở phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội; còn hai xưởng phụ gồm một ở TP Phủ Lý một ở huyện Ba Vì, mỗi xưởng có gần 100 công nhân. Hai cụ sống cùng ba người con trai ở ngõ Bà Triệu. Ngày ngày, hai cụ đều xuống công ty làm việc và mỗi tuần 2 - 3 lần xuống Phủ Lý hoặc về Ba Vì để kiểm tra sản phẩm.
 
Nhiều năm qua, cụ Sử còn tự học tiếng Anh và tiếng Trung để tiện giao dịch với khách hàng nước ngoài bởi sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu. Ở tuổi 90, khi làm việc với người nước ngoài, cụ luôn tính nhẩm trong đầu không cần máy tính và gần như thuộc lòng số điện thoại di động của tất cả các con, của nhiều người và các đối tác mà không nhầm lẫn. Không chỉ mang việc làm về cho lao động địa phương, cụ và gia đình còn công đức gần như toàn bộ để trùng tu hai ngôi chùa tặng xã Chu Minh (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) trong đó một ngôi chùa được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia.
 
Ghi nhận những đóng góp trong 50 năm làm doanh nghiệp của cụ Đỗ Thế Sử, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng cụ Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Ở tuổi 90, cụ Đỗ Thế Sử vẫn còn khoẻ mạnh và hoạt bát. Cụ rất tự hào với những người con của mình và thường nói với các con: “Bố vẫn có thể nuôi được các con, chứ không cần các con phải nuôi bố”.
 
(Theo NCT)

  • Tham vọng của người con xứ Nghệ
  • Những phát ngôn làm nên "thương hiệu" của bầu Đức
  • Từ cô giáo dạy văn trở thành Tổng giám đốc công ty Bảo hiểm
  • Chàng tổng giám đốc đi lên từ lễ tân khách sạn
  • Chàng sinh viên Y trở thành "đại gia" nhờ kinh doanh du lịch mạo hiểm
  • Trò chuyện với nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á - nữ tướng Vinamilk
  • Những 'nông dân đời mới' sắm xe hơi... thăm đồng
  • 'Mục sở thị' cậu sinh viên kiếm 20 triệu một tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao