Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người mang nữ trang Việt Nam vào Pháp

Bỏ lại những thành công đang nở rộ, chị tìm cách đem nữ trang chế tác tại Việt Nam vào Pháp - câu chuyện khó tin ấy đã được chị kể lại tự nhiên như vốn thế. Chị chính là Trần Thị Ngọc Khanh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty Hoàng Hải - DN xuất khẩu sản phẩm trang sức với thương hiệu Paris Bijoux.

Với nhiều người quen cũ, khi biết chị Khanh chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn khác- chế tác vàng, bạc, đá quý, họ không khỏi ngạc nhiên và “tiếc” cho chị bởi công việc kinh doanh cũ vẫn rất thuận lợi. Chị Khanh chỉ cười giải thích: “Đó là công việc mà tôi mong muốn từ nhỏ, nay có cơ hội, tôi quyết tâm thực hiện bằng được”. Cứ thế, người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé - người “ngoại đạo” ấy tiến vào con đường kinh doanh chế tác nữ trang.

Không cớ gì lại không thành công

Đó là khẳng định chắc nịch và đầy quyết tâm của chị Khanh khi được hỏi về hướng kinh doanh mới của mình. Đến ngày hôm nay, bước đầu nhìn thấy kết quả, chị tạm hài lòng với những gì đã đạt được.

Rất mạnh dạn và quyết tâm trong kinh doanh, tự bỏ tiền một mình đi du lịch khắp 7 nước châu Âu khảo sát thị trường. Chị kể: “Tôi may mắn có một người bà con là chuyên gia gần 40 năm làm nghề chế tác nữ trang tại Paris và được dẫn đi tham quan công ty sản xuất nữ trang nổi tiếng của Pháp. Lúc đó, niềm tin mình sẽ thành công trong tôi lại càng lớn, với dây chuyền hiện đại, nhân công VN cần cù chịu khó, không cớ gì tôi lại không thành công”. Với sự quyết đoán đó, chị Khanh dồn hết vốn liếng để đặt những dây chuyền chế tác tiên tiến nhất mang về Việt Nam, mời chuyên gia gần 40 năm kinh nghiệm của hãng Paris Bijoux Pháp về làm việc. Toàn bộ máy móc, dây chuyền công nghệ chế tác nữ trang đều được công ty đặt mua từ Italia, Anh, Pháp có độ tinh xảo cao với mong muốn sản xuất, xuất khẩu được những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Hợp tác với các DN nước ngoài, khó nhất là chiếm được lòng tin của họ, chị Khanh tâm sự. Bởi vậy, khi đã có những đơn hàng kí kết với nước ngoài, lại là một hãng lớn như Paris Bijoux của Pháp, Hoàng Hải lấy tiêu chí chất lượng sản phẩm làm chìa khoá thành công. Bất kể sản phẩm lớn nhỏ, công ty đều nỗ lực để mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, khó khăn luôn thử thách lòng quyết tâm của chị. Ý thức kỷ luật của công nhân VN với thói quen tuỳ tiện, thiếu tác phong công nghiệp nhiều lúc làm nản lòng các chuyên gia nước ngoài và ảnh hưởng đến mức độ tiếp thu khoa học kỹ thuật mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới cũng làm nhiều đơn hàng bị lần lượt từ chối hoặc giảm dần. Đứng trước khó khăn, quả thực nhiều lúc chị cũng cảm thấy dao động băn khoăn, nhưng bằng bản lĩnh lăn lộn thương trường của mình, với ý thức là doanh nhân thủ đô và tiếp đó là trách nhiệm trước hàng loạt công nhân cùng gia đình của họ trông chờ vào mình chị lại tự nhủ với hai từ quyết tâm: Nghiên cứu hoàn thiện các mẫu mã theo hướng nhẹ, tinh xảo nhằm giảm thiểu hàm lượng kim loại quý để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm đẹp với giá phù hợp nhất. Đồng thời, tranh thủ quan hệ với các cơ quan chức năng, các tổ chức xúc tiến thương mại để tìm những thị trường mới.

Ước nguyện giản dị      

Niềm tin và quyết tâm đã giúp chị Khanh có được thành công bước đầu như ngày hôm nay. đâu là ngọn nguồn đã hun đúc ngọn lửa quyết tâm trong người phụ nữ ấy? Chị bảo, đơn giản thôi, chị day dứt khi nhiều con cháu ở quê không có trình độ học vấn, lam lũ vất vả, muốn tạo ra công ăn việc làm ổn định cho chúng bớt khổ. Hiện tại 70% công nhân trong công ty là con em trong thôn xã quê chị. Mỗi lần về thăm quê, mọi người cả già lẫn trẻ đón chị từ đầu làng. Chị vui lắm. Nhìn thấy những người thân quen với mình từ nhỏ, cuộc sống khấm khá lên, nhà thì đảo lại được mái ngói đã bị giột, nhà thì lát lại được cái sân gạch... chị thấy ấm lòng. Cũng là con người lớn lên từ những vùng quê nghèo khó, tôi rất hiểu cái lý của chị, cũng phần nào hiểu được ngọn lửa đã thôi thúc quyết tâm của chị. Đến nay mức thu nhập bình quân của mỗi công nhân cty Hoàng Hà từ 4 – 7 triệu đồng/1 tháng, chỗ ăn chỗ ở cũng được chị lo chu đáo. Chị bảo: Thành công của tôi là ở chỗ đó. Trong năm 2010, mục tiêu chị đặt ra cho mình là mở hai tổng đại lý  ở Hà Nội và TP HCM. Trong năm tới chị cũng mong muốn mở được trường đào tạo kim hoàn cho 100 – 150 người, trong đó dành khoảng 50 suất học cho trẻ em khuyết tật.

Nghe những chia sẻ của chị, tôi thêm cảm phục người phụ nữ này. Với nụ cười hiền hậu, chị chia sẻ: “Mọi người thường bảo tôi giỏi giang nhưng tôi nghĩ mình là người gặp nhiều may mắn”. Tôi thì không nghĩ vậy, có chăng chị may mắn vì khi ra đời chị đã có sự quyết tâm và bản lĩnh.

(Theo Hồng Thắm // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làm giàu kiểu "vua dế"
  • Đại gia Việt ẩn danh
  • Người thương binh mù phủ xanh đồi hoang
  • Chuyên gia laser y học Trần Công Duyệt: "Làm khoa học không có điểm dừng"
  • Trang trại gà rừng
  • Giám đốc nông dân
  • Những chàng trai trên "cổng trời"
  • Chuyện làm ăn, làm giàu Dũng "cơ khí"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao