Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người thương binh mù phủ xanh đồi hoang

Gần 10 năm ròng rã, thương binh Hà Kim Chon, dân tộc Mường,  vất vả cải tạo gần 2 ha rừng đồi hoang hóa thành những đồi chè xanh tốt và hơn 2000 m2 ao cá, mang lại giá trị hàng trăm triệu đồng.

Thương binh Hà Kim Chon

Chúng tôi càng khâm phục hơn khi biết ông Chon là thương binh nặng, bị mù hai mắt, tay cử động khó, trên người vẫn còn nhiều vết thương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bốn lần bị thương

Vượt qua hơn 30 km đường đồi núi quanh co và ngập ghềnh, chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Kim Chon ở xã  miền núi Văn Luông (huyện Tân Sơn, Phú Thọ).

Trong câu chuyện kể về cuộc đời mình, ông không quên những năm tháng tham gia đánh Mỹ. Ông Chon hồi tưởng lại, năm 1967, ông nhập ngũ. Sau một thời gian huấn luyện, ông được bổ sung vào Đoàn 32, chiến đấu tại chiến trường nước bạn Lào.

Trong những năm tháng đánh Mỹ, ông Chon đã tham gia ba chiến dịch lớn, ác liệt, với bốn lần bị thương. Đó là chiến dịch Mường Sài – Xiêng Khoảng (1969), chiến dịch Lam Sơn 79 và chiến dịch mùa xuân 1972.

Trận đánh ông nhớ rõ nhất là trận đánh cứ điểm đồi Mâm Xôi, ở tỉnh Xiêng Khoảng, Lào, trong chiến dịch mùa xuân 1972. Trận đánh bắt đầu lúc 4 giờ sáng (ngày 28/12/1971). Mở đầu, pháo binh của quân ta nã đạn vào trận địa làm tê liệt hỏa lực của địch. Sau đó bộ binh và xe tăng tiến lên đánh chiếm cứ điểm. Trận đánh vô cùng khốc liệt, hai bên giằng co từng mét đất.

Khi ông cùng với đồng đội đang vượt qua hàng rào bằng dây thép gai để đánh sâu vào bên trong thì bất ngờ pháo binh của địch phản công lại. Đạn pháo bắn trúng gần vị trí ông làm một đồng đội hy sinh, còn ông bị bắn ra xa. Lúc đó, ông chỉ kịp nghe thấy một tiếng nổ lớn bên tai và ngất lịm ngay tại chỗ.

Tỉnh dậy, ông thấy mình đang nằm ở một trạm cứu thương, khắp người được băng bó bằng vải trắng, toàn thân đau nhức. Bắc sĩ thông báo, ông bị mù hai mắt, tay bị tê liệt, trong người vẫn còn mảnh đạn không thể phẫu thuật vì nguy hiểm đến tính mạng.

Sau đó, ông được đưa ra Bắc. Suốt mấy tháng trời điều trị ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, ông chỉ ngồi dậy được, việc đi lại vô cùng khó khăn. Ông như một đứa trẻ chỉ biết đặt đâu ngồi đó.

“Có nhiều lúc, tôi thấy chán nản, định buông xuôi số phận. Nhưng chiến tranh khốc liệt như vậy mình còn vượt qua, nhiều đồng đội đã hy sinh nơi chiến trường, mình không thể bỏ cuộc”, ông Chon nói.

Hàng ngày, ông cố chịu đựng đau đớn,  hai tay bám vào thành giường lê từng  bước một một cách nặng nề để tập đi. Cứ như thế hàng năm trời cần mẫn tập luyện, cuối cùng ông cũng đi được, nhưng sức khỏe vẫn còn yếu.

Thôi thúc từ bữa cơm sắn

Một góc đồi chè của gia đình ông Chon - Ảnh Chinhphu.vn

Sau mấy năm điều trị ở trại an dưỡng K5, Phú Thọ, sức khoẻ của ông dần khá lên. Ông xin nghỉ phép dài ngày về thăm vợ con.

Thấy ông về, vợ ông mừng lắm. Bữa cơm tối hôm đó, dù đã cố gắng nhưng bà cũng chỉ đãi ông được một bữa toàn sắn. Những bữa tiếp theo, mâm cơm chỉ toàn măng đắng lấy trên rừng. Ngồi ăn cơm mà ông thấy nghẹn đắng ở cổ họng

“Ngày đó, thiếu ăn là tình cảnh chung của cả làng, không riêng gì nhà tôi. Thấy vợ tôi vất vả lo kiếm ăn từng bữa, các con lại sắp đến tuổi đi học nên tôi quyết chí làm kinh tế”, ông Chon cho biết.

Trở về trại an dưỡng, nhiều đêm ông trằn trọc trước tình cảnh túng thiếu ở quê hương. Không trông chờ vào tiền trợ cấp của nhà nước, ông xin về quê để phát triển kinh tế.

Ông Chon về quê đúng thời kỳ đất nước bắt đầu đổi mới, chính sách giao đất, giao rừng đến với người dân. Ông bàn với vợ nhận gần 2 ha đất rừng, cách nhà nửa cây số, đã bỏ hoang từ lâu để phát triển kinh tế. Đó là năm 1992.

Thấy ông bàn vậy, bà  phát hoảng bởi chỗ đất rừng ông định nhận toàn sỏi đá, bạc màu. Người lành làm còn khó, huống chi ông lại là một thương binh sức khoẻ có hạn. Còn bà con hàng xóm thì hoài nghi trước kế hoạch của ông.

Bỏ qua những lời bàn ra tán vào, ông cùng vợ bắt tay vào việc. Tuy bị hỏng đôi mắt, nhưng với sự hướng dẫn của vợ, ông vẫn có thể tay cuốc, tay liềm phạt cỏ, cuốc đất trên. Cần mẫn gần một năm trời, hai vợ chồng ông đã khai hoang được gần 2 ha đất rừng.

Mới đầu, ông trồng sắn để có lương thực cho bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, ông trồng cây chè và cây bạch đàn nhằm tạo ra nguồn thu lâu dài. Sau ba năm vất vả làm việc, không quản nắng mưa, hai vợ chồng ông đã biến gần 2 ha đất rừng khô cằn thành những đồi chè xanh tốt.

Không dừng lại, ông Chon quyết định cải tạo vùng đầm lầy, bên cạnh đồi chè thành ao thả cá. Hàng ngày, hai ông bà đánh vật với bùn đất, ông dùng xẻng xúc đất, còn bà thì vác đất lên đắp bờ. Thậm chí, có ngày hai ông bà làm quên cả ăn trưa. Sau bốn năm ròng rã, cuối cùng hai ông bà đã có hơn 2000 m2 ao thả cá, kết hợp nuôi ngan, vịt và lợn.

Nhờ mô hình kinh tế khép kín trên, mỗi năm gia đình ông thu về gần 100 triệu đồng.  Từ chỗ thiếu ăn, đến nay gia đình ông đã có của ăn của để.

Thấy ông khai hoang đất rừng, trồng chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia đình trong làng đã bỏ việc đốt rừng làm nương, chuyển sang khai khẩn đất hoang, trồng chè phát triển kinh tế. Nhờ vậy, những đồi chè mọc lên ngày càng nhiều phủ xanh những đồi núi trọc.

Dẫn tôi đi thăm những đồi chè, ông Hà Văn Khí, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Văn Luông bảo: “Giờ đây, những vùng đồi núi sỏi đá, bạc màu ngày trước đã được phủ lên màu xanh của cây chè. Trong đó, ông Chon là một trong những người đầu tiên ở xã trồng cây chè với quy mô lớn”.

(Theo Nguyễn Thắng // Tin Chính phủ)

  • Chuyên gia laser y học Trần Công Duyệt: "Làm khoa học không có điểm dừng"
  • Trang trại gà rừng
  • Giám đốc nông dân
  • Những chàng trai trên "cổng trời"
  • Chuyện làm ăn, làm giàu Dũng "cơ khí"
  • Thoát nghèo nhờ nuôi giun quế
  • Nghị lực người thương binh trên mặt trận kinh tế
  • Nghị lực phi thường của một ông chủ tật nguyền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao