Tại vùng biên giới xa xôi, thuộc ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú - An Giang, hầu hết thanh niên nông dân đều sống bằng nghề ruộng rẫy. Nhưng anh Nguyễn Hoàng Quốc Việt thì ngược lại, anh chọn làm giàu bằng nghề nuôi rắn ri voi và rắn hổ hèo.
Trại rắn của anh Việt nằm bên dòng sông sát biên giới, bên kia là huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandal - Campuchia. Năm 2009, anh Việt bắt đầu nuôi rắn. Từ lúc đầu, anh đã có định hướng nuôi với quy mô trang trại, thay vì nuôi nhỏ lẻ kiểu hộ gia đình. Điều thú vị là trại rắn của anh được Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang cấp Giấy chứng nhận đăng ký Trại gây nuôi sinh sản - Nuôi sinh trưởng động vật hoang dã. Nhờ vậy mà việc mua bán, vận chuyển động vật hoang dã đã được giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.
Rắn hổ hèo mới nở
Theo kinh nghiệm của anh, rắn hổ hèo dễ nuôi, mau lớn, ít bệnh tật, đầu ra lại ổn định. Khởi đầu, anh đi thu mua nhỏ lẻ từ các hộ nông dân đem về chăm sóc. Sau 6 tháng, rắn trưởng thành; khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự phối giống và bắt đầu đẻ. Mỗi lứa khoảng 10 trứng, nhiều nhất là 20 trứng. Sau khi rắn đẻ xong, người nuôi cho tất cả trứng vào một cái thùng, hoặc khạp có đổ cát để ấp, mặt đậy kín để giữ ấm. Sau hai tháng, trứng sẽ nở với tỷ lệ từ 85 - 95%. Rắn hổ hèo mỗi năm đẻ hai lần, vào tháng 2, 3 và giữa năm.
Trứng rắn hổ hèo
Hổ hèo là loài rắn hoang dã, có người còn gọi là hổ trâu, hổ vện, ráo trâu, tên khoa học là Ptyas Mucosus, không có nọc độc nguy hiểm. Rắn hổ hèo có hàm lượng protid và acid amin rất cao, tốt cho sức khỏe. Vì vậy mà nhiều người săn tìm ráo riết để lấy thịt hoặc ngâm rượu làm thuốc. Nổi tiếng nhất là ngũ xà tửu, gồm: hổ đất, hổ hèo, hổ hành, hổ lửa, mái gầm.
(TheoĐất Việt)
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com