Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành công từ những ý tưởng đầu tư điên rồ

Do nắm bắt được thị trường, không ít doanh nghiệp đã thành công lớn ngay từ ý tưởng đầu tư ban đầu được xem là điên rồ.
 
Xuất khẩu món ăn bình dân

Không ai nghĩ những món ăn bình dân như bánh tét, bánh ít, khoai lang luộc, bắp luộc lại trở thành những sản phẩm xuất khẩu và được xếp vào dạng “hàng độc” ở thị trường quốc tế. Thế nhưng, anh Phan Quốc Nam, Giám đốc Công ty Long Uyên (Tiền Giang), lại làm được điều kỳ diệu đó.

Vốn là một chuyên gia kinh tế của tỉnh, được đi nhiều, thấy nhiều, anh Nam phát hiện, những món ăn dân dã của Việt Nam chính là những sản phẩm “có giá”. Anh đã giới thiệu hướng kinh doanh này cho nhiều doanh nghiệp, nhưng không được ai hưởng ứng. Vì vậy, anh quyết định thành lập doanh nghiệp để thực hiện ý tưởng của mình.

Để xuất khẩu được, sản phẩm phải đạt quy chuẩn quốc tế, vì vậy, anh Nam đã bỏ vốn để nhập thiết bị, máy móc của Đức đưa vào sản xuất mặt hàng truyền thống của Việt Nam, nhưng tập trung vào thị trường đông lạnh. “Do các sản phẩm trái cây Việt Nam không thể so sánh với hàng của Thái Lan, nên tôi nghĩ ra hướng làm đông lạnh. Nếu hoa quả được gọt vỏ, đóng gói, thì chắc chắn vẫn bắt mắt và đạt các quy chuẩn”, anh Nam cho biết.

Dù mới hoạt động, nhưng doanh nghiệp của anh Nam thành công ngoài dự kiến. Chưa đầy một năm, công ty của anh đã xuất khẩu khoảng 60 mặt hàng khác nhau, như ớt, gừng, khoai và bánh truyền thống Việt Nam các loại (bánh bò, bánh da lợn, chuối nướng, bánh ít, bánh tét…).

Đầu tư phòng thí nghiệm giữa đồng

Không được đi đây, đi đó nhiều như anh Nam, lại sống ở một xã vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Kiên Giang, nhưng anh Đỗ Quý Hạo, chủ trang trại khoai lang Ba Hạo cũng là một nhà đầu tư tài ba không thua kém ai. Sống tại một xã không có điện, điều kiện đi lại khó khăn, nhưng anh Hạo vẫn tìm cách kết nối Internet, mở trang web bán hàng và quảng bá thương hiệu. Đặc biệt, anh còn đầu tư cả hệ thống phòng thí nghiệm giữa đồng để nâng cao năng suất trồng khoai lang.

Nói về việc đầu tư trang web, anh Hạo cho biết: “Không ít người trồng khoai muốn xuất khẩu, nhưng không biết quảng bá thương hiệu, nên phải qua các thương lái, vì vậy, giá bán rất rẻ. Trang trại của tôi ở vùng sâu, vùng xa, không thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nên việc quảng bá khoai trên trang web rất hiệu quả”.

Từ khi có phòng thí nghiệm, rẫy khoai lang của anh Hạo vụ nào cũng bội thu. Theo đó, anh Hạo đã tự điều chỉnh lịch trình mùa vụ theo hướng tránh mùa thu hoạch khoai ở Trung Quốc, rồi tìm cách kéo dài mùa thu hoạch khi Trung Quốc hết mùa.

Từ trang trại vài hecta, hiện tại, trang trại anh Hạo có quy mô gần 100 ha khoai, từng cung ứng cho các công ty xuất khẩu và nhà máy chế biến thức ăn nhanh. Thông thường, sản lượng khoai cung cấp cho Vinamit 35%, thương nhân Campuchia 30%... Mỗi năm, anh xuất khẩu 3.000 tấn khoai sang các thị trường khác.

Thành công từ tai hoạ

Không giống anh Nam, anh Hạo, vị giám đốc 37 tuổi Vũ Mạnh Hùng của Công ty cổ phần Hùng Nhơn ở Bình Phước lại thành công từ thảm họa cúm gia cầm khiến anh gần như phá sản vào khoảng năm 2002. “Khi đó, tôi đã bỏ công sức nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi ở những nước tiên tiến và phát hiện ra mấu chốt của vấn đề là môi trường và thân nhiệt của gà. Sau một thời gian dành dụm vốn, kết nối với các đối tác, năm 2006, tôi mạnh dạn đầu tư trại nuôi gà Thủy Thảo”, anh Hùng cho hay.

Từ chỗ chỉ có một trại với quy mô chăn nuôi khoảng 300 con, đến nay, anh tiếp tục phát triển diện tích chăn nuôi lên 20 ha, gồm 18 trại gà thịt khép kín, cách ly với môi trường xung quanh. Để tránh dịch bệnh, anh mạnh dạn vay vốn đầu tư công nghệ mới của Đức.

Từ thành công của trại gà, trong thời điểm bệnh lở mồm long móng lan tràn trên đàn gia súc khiến người chăn nuôi cả nước lao đao, anh Hùng tiếp tục nảy ra ý tưởng đầu tư xây trại nuôi heo siêu thịt khép kín, công suất 600 con heo thịt/năm. Sắp tới, anh Hùng dự định mở rộng sản xuất bằng việc nuôi 10.000 heo nái và 25.000 con heo thịt/năm.

Năm 2009, thương hiệu Hùng Nhơn được trao Giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”, cùng danh hiệu Top 200 thương hiệu Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

(Theo Báo đầu tư)

  • Cơ duyên với kinh doanh của Tổng giám đốc DOJI
  • Tổng giám đốc CBRE Việt Nam: “Thận trọng trong năm 2011”
  • TGĐ Công ty CP Kido tiết lộ bí kíp “ngồi ghế nóng”
  • Mười người giàu nhất trên sàn chứng khoán
  • Người Việt ở Nga giàu lên như thế nào?
  • Gia đình Việt lọt vào top 50 nhà làm bánh mì hàng đầu nước Mỹ
  • Chàng trai mang phở Việt 'chinh phục' thế giới phẳng
  • Nhà tài chính Bùi Kiến Thành - "vinh danh nước Việt"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao