Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quilling - Nghệ thuật tạo hình từ giấy

Đề án và các tác phẩm trang trí bằng giấy của nhóm tác giả đề án

Lý do đầu tiên và cũng là động lực thôi thúc nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại thương triển khai dự án “Phát triển nghệ thuật Quilling – Nghệ thuật trang trí bằng giấy” xuất phát từ thực tế - nhu cầu làm đẹp trở thành một phần tất yếu của cuộc sống.

Phạm Thanh Vân - Đại diện nhóm tác giả cho biết: “Dự án hướng tới việc sản xuất các mặt hàng trang trí mang tính thẩm mỹ cao với giá cả phù hợp và đặc biệt thân thiện với môi trường. Khi triển khai dự án khai thác nghệ thuật Quilling, chúng tôi tin rằng dòng sản phẩm O-pape của nhóm sẽ đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng Việt Nam, ngay cả khi họ là người chuộng văn hóa truyền thống Phương Đông hay những nét văn hóa hiện đại phương Tây”.

Thị trường tiềm năng

Mặc dù nghệ thuật tạo hình từ giấy đã khá phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, các sản phẩm trang trí thuộc dòng này còn khá mới mẻ. Điểm mạnh của dự án chính là sự độc đáo, tinh tế nhưng lại có thể thông dụng. Sản phẩm O-pape của nhóm mang nét sáng tạo riêng, đặc sắc hơn các loại sản phẩm cùng loại hiện có mặt trên thị trường bởi sự kết hợp giữa nghệ thuật Quilling và công nghệ sản xuất hiện đại.

Trước mắt, nhóm dự án đặt mục tiêu hướng tới khách hàng là đối tượng học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, hộ gia đình. Khi đã có kinh nghiệm và ổn định sản xuất, vốn quay vòng, nhóm sẽ mở rộng thị trường tới các cơ quan, văn phòng, hộ gia đình có thu nhập cao, khách sạn, nhà hàng và khách hàng nước ngoài. “Chúng tôi xác định phát triển các dòng sản phẩm của mình theo hướng ngày càng cao cấp, trang nhã và lịch sự. Bên cạnh đó, yếu tố giá thành hợp lý cũng như sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường sẽ là những mặt mạnh thu hút khách hàng của chúng tôi”, Thanh Vân khẳng định.

Bên cạnh việc tạo nên những sản phẩm riêng, nhóm còn cung cấp các dịch vụ như mở lớp hướng dẫn nghệ thuật Quilling, bán các dụng cụ để thực hành Quilling... “O-pape là loại hàng thủ công, vì vậy mỗi sản phẩm không chỉ đạt những tiêu chí như hình thức bắt mắt và thân thiện với môi trường mà mỗi sản phẩm còn là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và độc đáo. Đây chính là yếu tố chiến lược đánh trúng tâm lý muốn khẳng định mình, không thích sự trùng lặp của các bạn trẻ - khách hàng tiềm năng nhất mà chúng tôi nhắm đến khi triển khai dự án này”, trưởng nhóm Thanh Vân chia sẻ.

Kinh tế phát triển, cuộc sống con người được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, kéo theo đó là những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt. Chính vì thế, việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm “xanh” ngày càng nhận được nhiều quan tâm. Xác định rõ lợi thế này, nhóm đưa ra ý tưởng sử dụng giấy tái chế như một trong những nguồn nguyên liệu đầu vào chính. Qua đó, sản phẩm của nhóm không những có khả năng cạnh tranh về giá thành mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc bởi khách hàng khi sử dụng sản phẩm sẽ có cảm giác thoải mái, hài lòng bởi họ đang góp phần vào bảo vệ môi trường. “Bên cạnh lợi ích là sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và người dân thì khi sử dụng giấy có thể tái chế để tái chế sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí và chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào”, Vân khẳng định.

Biến ý tưởng thành hiện thực

Với số vốn ban đầu là 90 triệu đồng bao gồm các khoản đầu tư như trang thiết bị ban đầu là 21 triệu đồng, quỹ tiền mặt để hoạt động là 69 triệu đồng, nhóm tác giả đã phải tính toán thận trọng để giảm thiểu tối đa rủi ro. Cụ thể, nhóm chia quá trình sản xuất kinh doanh làm 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, do sự hạn hẹp về tài chính và giới hạn về nhân công, nhóm sẽ tập trung vào sản xuất thủ công. Sản phẩm được chia làm 2 loại, mặt hàng giấy 100% và sản phẩm giấy trang trí trên sản phẩm thô. Ở giai đoạn hai, khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định được 1 năm, nhóm sẽ đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại từ những khâu sản xuất đầu tiên cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Đồng thời, nhóm dự án cũng sẽ tự sản xuất những sản phẩm thô ban đầu để không cần phải nhập từ các cơ sở khác.

Để tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các giai đoạn, nhóm đề ra những phương án thu mua nguyên vật liệu cụ thể như chọn lọc các sản phẩm thô từ những cơ sở sản xuất có chất lượng tốt và giá cả phải chăng như các xưởng gỗ, thủ công mỹ nghệ ở Hà Đông, Ninh Bình, Bắc Ninh... Hiện nhóm cũng đã liên hệ với các cơ sở thu mua giấy phế liệu ở Từ Liêm, Hà Nội và đặt vấn đề ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu dài hạn đối với các cơ sở này. Nguồn vật liệu khác như keo, hồ, cồn, sơn, màu... sẽ được nhóm thu mua ngay tại các xưởng sản xuất. “Trong kế hoạch dài hạn, chúng tôi sẽ thành lập xưởng sản xuất riêng với đầy đủ các trang thiết bị máy móc cần thiết để đảm bảo quy trình khép kín, bao gồm việc tự sản xuất các sản phẩm thô để giảm thiểu chi phí và chủ động hơn trong quá trình sản xuất”, Vân cho biết.

Văn phòng chính của nhóm dự án được đặt tại tầng 1 số nhà 12, đường Trần Cung - đây là địa điểm đông dân cư, nằm trong khu tập thể Bệnh viện E, gần Học viện Báo chí Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội nên bước đầu có thể thu hút một lượng khách nhất định để duy trì vốn. Để đưa hàng đến tận tay các đối tượng không trực tiếp đến cửa hàng mua, nhóm sẽ thực hiện bán hàng trên mạng qua www.qpaper.com. Ngoài ra, nhóm còn ký gửi sản phẩm tại các cửa hàng và siêu thị trong địa bàn Hà Nội và lân cận với mức giá bán buôn ưu đãi. Nhóm cũng đưa ra các chính sách giá ưu đãi cho các cửa hàng nhận làm đại lý chính thức, hưởng phần trăm doanh thu bán hàng.

Việc tung ra thị trường một sản phẩm mới không hề dễ dàng, và để chiếm lĩnh thị trường lại là một khó khăn hơn nữa. Bên cạnh điểm yếu là những người thành lập dự án đều là sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, vì thế không thể tránh khỏi những quyết định chưa hoàn toàn chính xác, nhóm còn phải đối mặt với rủi ro lớn, đó là các đối thủ cạnh tranh “đáng gờm”. Hiện tại ở Hà Nội, nhóm đã có hai “đối thủ” lớn đó là Công ty TNHH Sun&Moon - Thổi hồn vào sợi giấy và Công ty cổ phần phát triển Bàn tay Việt. Đây là những công ty đã có thời gian hoạt động nhất định trên thị trường và đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, dòng sản phẩm của các công ty này chưa thật sự phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Tuy vậy, bằng sự sáng tạo của tuổi trẻ và niềm đam mê với nghệ thuật Quilling, có thể thành công rồi đây sẽ đến với nhóm dự án này.

(Theo Doãn Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Vua” lúa giống miền Tây
  • Khách sạn đẹp nhất Hunggary của người Việt
  • Làm tranh để quảng bá hình ảnh hạt gạo
  • Ông chủ Lai ép trấu thành củi
  • Vua dế với khát vọng làm giàu
  • Công bố 10 Doanh nhân trẻ xuất sắc TP.HCM 2010
  • Một nông dân muốn mua tin thời tiết để trồng khoai
  • Cô gái "đi bằng tay" và chặng đường làm bà chủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao