Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Theo dấu khải Silk?

Sau khi được đào tạo và làm cho nhiều tập đoàn khách sạn toàn cầu (Sofitel, Sheraton, Caravel…), Tổng giám đốc Orchid Hospitality Consulting Nguyễn Đình Toàn ra làm riêng, như một lẽ đương nhiên, với hai lĩnh vực chính: Xây dựng ý tưởng, tư vấn thiết kế, quản lý các resort, khách sạn lớn; và trực tiếp đầu tư vào nhà hàng cao cấp.

Khách sạn, resort: Làm công hay quản lý?

- Sau khi dành các hợp đồng của Seahore, Romana..., gần đây, tên tuổi anh tiếp tục “dậy sóng”, khi liên tiếp “trúng” các hợp đồng lớn như L’anminen Resort (Mũi Né), khu dự án Long Hải của Huy Hoàng Long Thành... Những ưu thế nào đã giúp anh dành được những hợp đồng này?

Tôi được đào tạo và làm việc nhiều năm trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp, và am hiểu sâu sắc địa phương. Cũng vì hiểu được văn hóa bản địa và có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh ở nhiều vùng miền nên tôi có thể chia sẻ được suy nghĩ và khó khăn của các nhà đầu tư Việt Nam. Khi bắt đầu một dự án, chúng tôi thường nghiên cứu thị trường hiện tại, xu hướng phát triển thị trường trong tương lai, đặc điểm địa phương, phân tích cặn kẽ các điểm mạnh-yếu, lợi thế cũng như bất lợi của từng dự án, để từ đó đề ra phương hướng phát triển tốt nhất cho nhà đầu tư. Đối với các dự án chưa thành hình, chúng tôi giúp các nhà đầu tư ngay từ giai đoạn phát triển ý tưởng. Còn với các dự án đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, chúng tôi cùng nhà đầu tư gỡ rối, tìm ra giải pháp tiết kiệm nhất trong điều kiện nhân sự, tài chính… cho phép. Dĩ nhiên công ty quản lý nào cũng đặt ra những tiêu chuẩn nhất định và đòi hỏi sản phẩm phải hội đủ để có thể đạt hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, theo tôi, điều các nhà đầu tư khá hài lòng với chúng tôi là khả năng thích ứng và sử dụng tối đa những gì hiện trạng sản phẩm đang có.

Mỗi cuộc khủng hoảng là một thử thách khác nhau, và khi vượt qua được, chúng ta lại có thêm một kinh nghiệm nữa cho bản thân

- Từng làm việc cho các tập đoàn khách sạn toàn cầu, điều đó có nghĩa anh vừa có kinh nghiệm, vừa có mối quan hệ tốt. Vậy tại sao khi ra làm riêng anh lại không thể lấy được các hợp đồng quản lý mà chủ đầu tư là những tập đoàn nước ngoài?

Những tập đoàn toàn cầu luôn đòi hỏi lực lượng nhân sự, chuyên gia rất lớn, liên kết hỗ trợ từ nhiều quốc gia, chứ không chỉ riêng một địa phương nào. Để nhận được hợp đồng quản lý của họ, phải xây dựng được một mạng lưới nhân sự toàn cầu, có thể cung cấp ngay khi họ cần. Điều này không phải ai cũng có thể gây dựng trong một sáng một chiều, nhất là công ty được thành lập tại đất nước đang phát triển như Việt Nam. Hơn nữa, Orchid Hospitality Consulting chúng tôi xác định đối tượng khách hàng ngay từ đầu là các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm và muốn đầu tư vào ngành dịch vụ mến khách, nhưng không có chuyên môn trong ngành, dẫn đến việc kinh doanh không đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì chúng tôi được đào tạo trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp, cộng với kinh nghiệm địa phương, nên có thể đồng hành với các nhà đầu tư ở từng giai đoạn của dự án.

- Theo anh, với việc xây dựng ý tưởng, quản lý khách sạn, resort, thì kinh nghiệm và sáng tạo - yếu tố nào quan trọng và dễ mang lại thành công hơn?

Để thành công trong ngành dịch vụ mến khách này, kinh nghiệm và sáng tạo đều cần thiết và quan trọng như nhau. Kinh nghiệm sẽ hỗ trợ cho sáng tạo và đảm bảo tính khả thi của sản phẩm.

- Rất nhiều năm làm trong lĩnh vực xây dựng ý tưởng, quản lý resort, khách sạn. Điều này chứng tỏ anh đã có rất nhiều kinh nghiệm, thậm chí là những “kinh nghiệm đẫm máu” trong lĩnh vực này. Nhưng anh nói anh thích xây dựng ý tưởng hơn là quản lý, vì với công việc này anh được sáng tạo. Nhưng tôi quan niệm “kinh nghiệm phá tan sự sáng tạo”. Anh là người có kinh nghiệm, điều đó có nghĩa nó chi phối đến khả năng sáng tạo của anh?

Theo tôi, vận dụng kinh nghiệm đúng chỗ là nền tảng bền vững cho sự sáng tạo. Vì xét cho cùng, trong rất nhiều lãnh vực, cái đích cuối cùng của sáng tạo là hiệu quả kinh doanh. Chúng ta không thể sáng tạo để rồi sản phẩm do chúng ta tạo ra không khả thi về mặt kinh tế trong thực tế kinh doanh. Ví dụ, trong lĩnh vực thiết kế nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát… nhiều kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế rất giỏi, nhưng do không nắm được thực tế của hoạt động khách sạn nên tạo ra những kiến trúc độc đáo, lạ mắt, nhưng lại rất khó cho các nhà vận hành, và sau cùng gặp nhiều khó khăn trong việc đạt hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, với kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ giúp chủ đầu tư định hướng nên những công trình kiến trúc vừa có tính thẩm mỹ, vừa hiệu quả về mặt công năng. Có thể nói, sáng tạo trong ngành dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện: (1) thẩm mỹ; (2) tiệt kiệm; (3) tiện lợi cho việc vận hành; (4) bảo đảm tính độc đáo trong hiện tại và trong kế hoạch cạnh tranh lâu dài trong tương lai.

- Anh là người có kinh nghiệm trong việc xây dựng ý tưởng, quản lý và khai thác khách sạn, resort – điều này đương nhiên. Sáng tạo - anh tự tin vào khả năng đó. Vậy tại sao sau nhiều năm làm cho các tập đoàn nước ngoài anh không tách ra làm dự án của riêng mình, để thu lợi cho riêng mình?

Mở một khách sạn, resort không phải việc đơn giản. Nó đòi hỏi phải có vốn đầu tư và rất nhiều yếu tố khác nữa. Cụ thể, ngoài vốn đòi hỏi một quỹ thời gian rất lớn mà tôi khó có thể từ bỏ hết mọi cam kết hiện tại để dành cho một dự án như vậy… Có thể, khi thời điểm thích hợp, tôi sẽ mở khách sạn của riêng mình, không phải nhằm mục đích một mình thu lợi nhuận, mà là để áp dụng mọi kinh nghiệm và sự sáng tạo của bản thân vào tác phẩm ấy.

- Hệ thống khách sạn, resort nhiều sao đang điêu đứng vì khủng hoảng, vì dịch cúm A/H1N1. Đó cũng là lý do hàng loạt khách sạn, resort đang “đại hạ giá” để hút về từng người khách. Là một người có nhiều kinh nghiệm, anh đưa ra bình luận gì về tình trạng này? Và giải pháp của anh sẽ là gì, vì những rủi ro như vậy cũng vẫn sẽ lặp lại nhiều lần?

Làm việc với anh Khải là một cơ hội mà tôi rất quý, luôn gìn giữ và trân trọng

Trái đất vẫn quay và thế giới vẫn không ngừng vận động. Trong giai đoạn hiện nay, đúng là hệ thống khách sạn, khu nghỉ mát đang gặp khó khăn, nhưng vấn đề chỉ là ngân sách của khách được điều chỉnh, chứ không phải không có khách đi du lịch. Do đó, giải pháp của chúng tôi là thích nghi với sự điều chỉnh đó. Ngoài ra, đây cũng là dịp để chúng tôi củng cố và đào tạo nhân sự của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai, khi cơn khủng hoảng kết thúc. Mỗi cuộc khủng hoảng là một thử thách khác nhau, và khi vượt qua được, chúng ta lại có thêm một kinh nghiệm nữa cho bản thân.

Nhà hàng cao cấp: Phàm ăn hay sành ăn?

- Theo anh, có mối quan hệ nào giữa khai thác khách sạn, resort và nhà hàng?

Để khai thác khách sạn, khu nghỉ mát hay nhà hàng, vấn đề quan trọng vẫn là nghiên cứu thị trường, biết rõ thị trường cần gì để có thể đảm bảo dự án phát triển bền vững trong tương lai, khi môi trường trở nên cạnh tranh hơn.

- Không trực tiếp đầu tư vào resort, khách sạn, nhưng anh lại rất chăm chỉ đầu tư vào nhà hàng, vì sao? Người ta đang ví, có một con phố (Sài Gòn) toàn mang tên nhà hàng của anh, mà đều là những nhà hàng “móc hầu bao” khách hàng một cách rất “ngọt ngào”?

Ẩm thực phản ánh văn hóa đặc trưng và lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Là một người nhiều năm hoạt động trong ngành dịch vụ mến khách, tôi vẫn luôn ấp ủ trong mình ước muốn được giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới bằng con đường ẩm thực. Hơn nữa, tôi xuất thân từ bộ phận ẩm thực và đã được tập đoàn Accor (Pháp) đào tạo chuyên nghiệp và bài bản về ẩm thực cao cấp (fine dining). Nếu được “đồn đại” là có một con phố ở Sài Gòn toàn mang tên nhà hàng của tôi, thì đây thật là một vinh dự cho tôi! Nhưng tiếc rằng, tôi chưa đạt được như vậy cả về hai vế của câu nói này!

- Anh từng là một trong những thành viên trụ cột của tập đoàn Khải Silk. Khoảng thời gian này nói lên điều gì?

Đó là khoảng thời gian anh Hoàng Khải cho ra đời một loạt các nhà hàng cao cấp Việt Nam và Pháp. Tôi có cơ hội tham gia vào giai đoạn chuẩn bị trước khai trương, đến khai trương và đi vào hoạt động. Có thể nói rằng, anh Hoàng Khải là một người rất tài giỏi về nghệ thuật và chu đáo trong từng chi tiết. Mỗi một dự án của anh Khải là cả một tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật. Vì vậy, làm việc với anh Khải vào giai đoạn ra đời các nhà hàng cao cấp là một cơ hội mà tôi rất quý, luôn gìn giữ và trân trọng.

- Nếu không từng làm việc cho tập đoàn Khải Silk, anh có đầu tư vào nhà hàng cao cấp ở Sài Gòn? Anh thấy được giá trị gì từ mô hình kinh doanh nhà hàng cao cấp?

Đó vẫn luôn là mong muốn của tôi. Kinh doanh nhà hàng cao cấp giúp đem lại một giá trị mới hơn, cao hơn cho ẩm thực. Đó là phát triển một “văn hóa ẩm thực”, không đơn thuần chỉ là “ẩm thực”.

- Có một thực tế là, rất nhiều chủ đầu tư hiện nay thích đầu tư vào nhà hàng cao cấp, trong khi rõ ràng đây chưa phải là phân khúc lớn trên thị trường. Lợi nhuận vẫn là thứ họ cần hơn đẳng cấp, phải vậy không thưa anh?

Khi xã hội phát triển, nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Ngày nay, không chỉ đơn thuần ăn để no, mà người ta chọn lọc để thưởng thức từng món ăn. Qua ẩm thực, người ta tìm hiểu cả một nền văn hóa. Ngay định nghĩa của từ “gourmand” cũng được cập nhật theo thời gian. Ngày nay “gourmand” không còn dùng để chỉ một người phàm ăn (a person given to excess in the consumption of food and drink - theo Wikipedia), mà là một người sành ăn (an individual with a highly refined discerning palate - theo Wikipedia). Sành ăn ở đây có thể nói là biết thưởng thức món ăn với đầy đủ sự tinh tế của món ăn đó, được trình bày một cách rất nghệ thuật, được dùng kèm với một loại thức uống chọn lọc, làm tăng thêm khẩu vị hoặc mùi vị của món ăn đó, và được phục vụ trong một môi trường thẩm mỹ, không gian tao nhã. Tất cả những yếu tố đó mới thật sự đáp ứng nhu cầu của một người “sành ăn” theo định nghĩa của từ “gourmand” mà thế giới chấp nhận. Qua bài trí của một nhà hàng, ý tưởng về ẩm thực và thiết kế, có thể thể hiện cả một văn hóa của địa phương.

- Anh nghĩ sao nếu so sánh lợi nhuận của quán bò tùng xẻo đầu hẻm và nhà hàng cao cấp, để rồi nhiều người nhận ra, bán bò tùng xẻo dễ thu lợi nhuận hơn là đầu tư vào nhà hàng cao cấp?

Chúng tôi ủng hộ, dù bạn chọn bán bò tùng xẻo hay đầu tư vào nhà hàng cao cấp, vì thị trường rất đa dạng, nhiều khách hàng thích không khí của nhà hàng cao cấp thì cũng không ít khách hàng chuộng sự đông đúc, náo nhiệt của các quán bò tùng xẻo. Do đó, đây chỉ là sự chọn lựa của cá nhân nhà đầu tư trên cơ sở vốn đầu tư và thị hiếu của họ.

- Xây dựng ý tưởng, quản lý khách sạn, resort và trực tiếp đầu tư, kinh doanh nhà hàng cao cấp. Công việc nào thu hút sự quan tâm của anh hơn?

Hoạt động lâu năm trong ngành này, tôi đam mê cả việc phát triển ý tưởng, quản lý khách sạn, khu nghỉ mát lẫn kinh doanh nhà hàng. Vấn đề là một thời gian nữa, tôi phải chia quỹ thời gian của mình phù hợp cho hai niềm đam mê ấy.

- Xin cảm ơn anh và chờ đợi sự mới mẻ từ anh!

 

(Theo Dương Thùy // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nhân ngoại quốc đầu tiên xin nhập quốc tịch Việt Nam: Làm trai năm liệu bảy lo mới hào
  • “Dã tràng” cũng nên chuyện
  • Ngân hàng để kiếm tiền, giáo dục để lưu tên tuổi
  • Đầu tư cần quyết đoán và có cơ sở
  • Doanh nhân Sài Gòn tiên phong và sáng tạo
  • Chọc trời khuấy nước ở 'ao nhà'
  • Doanh nhân Việt ở nước ngoài: Khát vọng hội tụ
  • Phó tổng giám đốc rời Vinamilk: Trần Bảo Minh và khoảng cách còn lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao