Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân Việt ở nước ngoài: Khát vọng hội tụ

“Chúng tôi mong muốn hội tụ các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài có tài, có đức để đầu tư xây dựng đất nước và giúp các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường nước ngoài”, ông Phạm Thiếu Hoa, đại diện Tập đoàn Technocom (Nga) trao đổi với Tiền Phong.

Trung tâm Thương Mại Đồng Xuân (Đức)

Hiện, ông Hoa là một trong số những thành viên tích cực của ban vận động đại hội thành lập doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức vào 9-10/8 tới.

Ông cho biết, Ban tổ chức đang tích cực cho các khâu chuẩn bị như đặt khách sạn, in giấy mời, treo băng rôn, mời doanh nghiệp trong nước tham dự...

Cách đây vài năm, mong muốn hội tụ của các doanh nghiệp Việt Nam ở Đông Âu trở thành hiện thực khi họ tổ chức thành công ba hội nghị thường niên. Vào tháng Chín tới sẽ là hội nghị lần thứ tư.

Tuy vậy, họ cũng tham gia tích cực đại hội thành lập doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài. Rất nhiều người trong số họ là những hạt nhân tích cực trong ban vận động. Những ông chủ của các tập đoàn lớn của người Việt tại Đức, Hungary, Ba Lan, Czech, Ukraina, Mỹ... sẽ cùng về Việt Nam trong ngày hội lớn này.

Hơn một thập kỷ qua, các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài dần khẳng định vị thế của mình trên nước bạn. Không những tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người Việt Nam, các doanh nghiệp này cũng là địa chỉ tin cậy của người bản xứ.

Hơn thế, họ tạo nên các dấu ấn Việt Nam trên đất bạn như các công trình tượng đài, trung tâm văn hóa Việt, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nước bạn.

Tạo dấu ấn Việt

Trung tâm Thương mại Sapa (Séc)

Những thương hiệu Technocom, Mivina của người Việt  tại Ukraina được nhiều người biết đến và nể trọng.

Tập đoàn Technocom thu hút hàng ngàn lao động địa phương, tạo nên một Việt Nam thu nhỏ ngay tại Ukraina như Làng Thời Đại trên diện tích 10 ha, ba tòa nhà lớn với trên 300 căn hộ đạt tiêu chuẩn châu Âu, Quảng trường Phù Đổng với Tượng đài Thánh Gióng bằng đồng cao 10m; công viên nước Jungle có mái che lớn nhất Ukraina (vốn đầu tư lên tới 10 triệu USD), Trường Tiểu học Mùa Xuân, giảng dạy bằng hai thứ tiếng Việt và Nga.

Đấy là chưa kể các dấu ấn khác như hai cung thể thao trong nhà có tổng diện tích hơn 6.000m²; một trung tâm y học cổ truyền Việt Nam, một khu nghỉ dưỡng, vui chơi ở ngoại ô Kharkov rộng hàng chục hécta, xuất bản Tạp chí “Quê Hương” bằng tiếng Việt và Tạp chí “Việt Nam hôm nay” bằng tiếng Nga...

Mới đây, trên đại lộ Grushenskova, thành phố Odessa, Ukraina, cộng đồng người Việt tại đây khai trương Làng Sen với hai tòa tháp cao chín tầng. Cùng với con đường mang tên Tôn Đức Thắng, công trình này là niềm tự hào thứ hai của cộng động người Việt tại Odessa.

Là cộng đồng người Việt đông nhất ở Đông Âu (hơn 100.000 người), Đức cũng là nơi hội tụ nhiều doanh nghiệp thành đạt người Việt.

Nói đến các doanh nghiệp Việt Nam tại Đức, người ta không thể không nhắc đến Trung tâm Thương mại (TTTM) Đồng Xuân tại Berlin.

Tọa lạc trên khu đất 180.000 m2, với 250 gian hàng, đây là nơi kinh doanh của  60 phần trăm doanh nhân Việt Nam, tiếp đến là người Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ba Lan, Đức... bán buôn đủ các mặt hàng từ dệt may, giầy dép, mỹ phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, hoa giả, trang trí nội thất, đến các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, sơn sửa móng tay, các quầy sách báo, băng hình, ấn phẩm văn hóa, nhà hàng ăn uống, vui chơi giải trí thực phẩm Việt Nam.

Ngoài ba dãy nhà lớn với diện tích 35.000 m2, một dãy nhà lớn thứ tư 6.500m2  đang được gấp rút hoàn thiện, nâng tổng diện tích giao dịch kinh doanh lên hơn 40.000 m2 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bà con.

Ngoài ra, một khách sạn 4 sao khoảng 100 phòng và một cung văn hóa đồ sộ kiến trúc độc đáo kiểu Á Đông sẽ được xây dựng ở đây trong năm 2009.

TTTM Đồng Xuân đang từng bước phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng trở thành hình mẫu về một trung tâm liên hoàn thương mại - văn hóa đa dạng, quy mô lớn, tạo ra bộ mặt tiêu biểu tự hào của cộng đồng người Việt Nam ở Berlin nói riêng và ở Đức nói chung.

Chỉ với 5.000 người, nhưng các TTTM của người Việt tại Czech, Hungary, Ba Lan cũng tạo nên bản sắc rất Việt Nam.

TTTM Sapa tại Praha, Cộng hòa Czech được hình thành trên diện tích 350 ngàn m2 ở thủ đô Praha, Cộng hòa Séc, Trung tâm Thương mại Sapa được ví như một Việt Nam thu nhỏ.

Không chỉ là địa điểm kinh doanh, đây còn là nơi tập trung văn hóa, sinh hoạt của cộng đồng người Việt với các chi đoàn thanh niên, CLB phụ nữ, CLB võ thuật, CLB bóng đá và trung tâm dạy tiếng Việt. Sắp tới, một ngôi chùa Việt cũng sẽ được xây dựng tại đây.

TTTM Thăng Long tại Budapest ra đời năm 2005 dù mang đầy đủ tiêu chuẩn của một khu buôn bán sầm uất, hiện đại nhưng vẫn đậm chất Việt Nam.

Nhiều người ví đây như một khu chợ Đồng Xuân của người Việt trên đất nước Hungary. TTTM Thăng Long đậm chất Việt với biểu tượng rồng vàng bay lên.

Hầu hết các gian hàng tại đây đều bán đồ hàng tiêu dùng như: quần áo, giày dép, đồ gia dụng... Cách bài trí ở đây gần giống những khu chợ ở Việt Nam. 

Ông chủ của Trung tâm Thăng Long là Vũ Quý Dương, Tổng Giám đốc Tập đoàn VIMPEX, công ty mẹ của Trung tâm Thăng Long.

Mục đích lập ra TTTM Thăng Long không chỉ tạo một môi trường buôn bán ổn định cho bà con người Việt ở Budapest mà còn có định hướng biến nơi đây thành trung tâm giới thiệu và phân phối hàng Việt Nam vào châu Âu.

Để làm được việc này, một công ty con khác thuộc VIMPEX là Công ty Hungavina được thành lập với mục đích xúc tiến thương mại, dịch vụ, văn hóa và du lịch hai chiều giữa Việt Nam, Hungary và châu Âu.

Ông Vũ Quý Dương cho biết thêm, trung tâm sẽ phát triển thêm một số dịch vụ cơ bản để phục vụ bà con lâu dài như xây dựng nhà y tế, chữa bệnh bằng phương pháp đông y, mở dịch vụ ăn uống...

(Theo Lan Anh // Tienphong Online)

  • Phó tổng giám đốc rời Vinamilk: Trần Bảo Minh và khoảng cách còn lại
  • David Thái và Highlands Coffee
  • "Chiến đấu với chính mình để nhường nhịn người khác"
  • Nguyễn Thành Tâm: Chọn đóng góp ở Việt Nam
  • Kiên trì xây dựng thương hiệu máy tính Việt
  • “Tái cấu trúc” bản thân
  • Xây biệt thự từ phế phẩm
  • Chiến sĩ Điện Biên thành triệu phú nuôi ong
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao