Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân Sài Gòn tiên phong và sáng tạo

 
"Kềm Nghĩa" giờ đây đã trở thành thương hiệu có tiếng. (Ảnh: Doanh nhân)

 Doanh nhân Sài Gòn được coi là “đất lành” cho nhiều người lập nghiệp và thành danh. Rất nhiều thương hiệu từ mảnh đất này đã nổi tiếng trong cả nước và quốc tế.


Tính cách anh hai Sài Gòn đã góp phần tạo nên những Doanh Nhân Sài Gòn đặc biệt. Họ, với hướng đi riêng và sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh đã gặt hái được những thành công đáng để nhiều người ngưỡng mộ.

Khát vọng đổi đời

Doanh nhân Sài Gòn đã làm thì làm tới cùng, bất chấp mọi khó khăn và “tự thân vận động” chứ không quá phụ thuộc vào quan hệ, vị trí xã hội. 

Nhiều thương hiệu lớn ngày nay đã gắn chặt với sự nỗ lực không mệt mỏi của những người doanh nhân tay trắng làm nên sự nghiệp. Không ít doanh nhân Sài Gòn xuất phát từ thành phần lao động nghèo khó, lăn lộn với một nghề hay một công việc nào đó và tìm cơ hội thoát khỏi cảnh nghèo. Tự học hỏi, tích lũy, nâng mình lên cho vừa tầm khát vọng. 

Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, có đến 15 miệng ăn, anh Nguyễn Minh Tuấn phải nghỉ học từ lớp 9, đi học nghề và kiếm sống bằng nghề mài kìm, kéo ở lề đường. Tham vọng cung cấp dụng cụ làm đẹp cũng được anh nung nấu từ những tháng ngày lăn lộn kiếm sống. 

Chỉ với một mong muốn: “Phải làm được cái gì đó mà khi có phải chuyển đi đâu, người ta cũng nhớ tới mình”. Anh mày mò, tìm cách sản xuất kìm cắt móng tay chất lượng tốt để bán ra thị trường. 

Sau hơn mười năm rèn, dập, giũa, sáng mài, tối mài với không ít lần thất bại, ngày nay anh Tuấn đã tạo dựng một cơ ngơi đồ sộ với hàng ngàn mét vuông nhà xưởng, máy móc hiện đại, thu hút trên 1.000 công nhân làm việc và một thương hiệu “kềm Nghĩa” được ưa chuộng cả trong nước lẫn nước ngoài. 70% sản phẩm của anh được tiêu thụ ở nước ngoài và được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã. 

Bài học lớn nhất được anh Tuấn rút ra trong quá trình làm giàu của mình là: Hãy tự đi trên đôi chân của chính mình.

Một doanh nhân Sài Gòn khét tiếng khác không thể không nhắc tới là ông Lê Trung Hiếu, người đã tạo dựng lên thương hiệu đồng hồ GIMIKO. Một điển hình của doanh nhân Sài Gòn với sự nhanh nhạy, nắm bắt được nhu cầu của xã hội, khai thác cái thiếu của thị trường để làm giàu bất chấp những biến động thời cuộc. 

Vốn là con trong một gia đình nghèo 7 miệng ăn sống nhờ vào nghề khâu giày của bố. Học sửa đồng hồ rồi lăn lộn với nhiều nghề nhưng thấy không thể giàu được, ông Hiếu rời bỏ Sài Gòn ra miền Trung khi chưa đầy 20 tuổi và nhanh chóng trở thành nhà phân phối nhu yếu phẩm khét tiếng miền Trung thời trước giải phóng và trở thành tỷ phú khi chưa đầy 30 tuổi.

Khi thị trường miền Trung gần bão hòa, ông lại nhìn thấy cơ hội khác, ông trở về Sài Gòn, lần lượt cho ra đời vựa cung cấp vải rồi hùn vốn thành lập công ty xuất khẩu hải sản và đều thắng lớn.

Nhưng biến động thời cuộc đã biến một tỷ phú trẻ trở thành tay trắng vào năm 40 tuổi. Không chỉ bị tịch thu hết tài sản, doanh nhân Lê Trung Hiếu “được” đưa đi kinh tế mới và trở về kiếm sống với cái nghề ông đã học đầu tiên: Sửa đồng hồ.

Quyết tâm làm lại từ đầu, ông dồn tâm sức vào việc sửa đồng hồ và nhanh chóng tạo dựng được thương hiệu sửa đồng hồ có tiếng. Nhờ thương hiệu cá nhân này mà ông được một công ty quốc doanh mời trở lại Sài Gòn làm phụ trách kỹ thuật.

Tới thời kỳ đổi mới, ông mạnh dạn “xin ra riêng”, lấy ngắn nuôi dài, thai nghén 4 năm để rồi năm 1990, thương hiệu GIMIKO ra đời. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có những chiếc đồng hồ thủ công độc đáo nhưng chất lượng ngang ngửa hàng ngoại và liên tục được cải tiến mẫu mã, chất lượng để loại bỏ các đối thủ ăn cắp bản quyền.

Nhờ thế, GIMIKO đã chiếm được tới hơn 60% thị phần ở Việt Nam. Đúc rút kinh nghiệm cả cuộc đời mình, ông Hiếu đã từng nói: “Đó là ý nghĩa trong công việc. Còn một hơi thở trong cuộc đời thì đó cũng là hơi thở của công việc và sáng tạo”. 

Nhanh nhạy hội nhập

Thời kỳ mở cửa, doanh nhân Sài Gòn vẫn thể hiện được vai trò tiên phong của mình, lao vào làm những cái người khác chưa làm được hoặc làm cho những cái đã có trở nên tốt hơn và khác biệt. Có thể nói thương hiệu Nguyễn Hoàng là một trong trong những thương hiệu đáng được nhắc tới nhất trong giới công nghệ thông tin. 

Mới mẻ, độc đáo, sáng tạo và khác biệt chính là những đặc tính khiến Nguyễn Hoàng trở nên nổi tiếng và quen thuộc. Nguyễn Hoàng là doanh nghiệp đầu tiên hình thành khái niệm “siêu thị máy tính”; độc đáo với “bệnh viện máy tính”; khác biệt với việc kinh doanh quán càphê công nghệ thông tin. Tất cả đã biến Nguyễn Hoàng từ con số không trở thành thương hiệu công nghệ thông tin nổi bật. 

Hoàng Quốc Việt, người sáng lập công ty Nguyễn Hoàng chia sẻ, anh bước ra kinh doanh không phải vì bị thúc giục bởi động cơ lợi nhuận, mà trước hết vì lòng say mê muốn tạo dựng được những thành tựu lớn lao, ý nghĩa. “Tôi thấy mình rất may mắn khi môi trường xung quanh hầu như hoàn toàn thuận lợi cho sự phát triển của mình. Tôi bắt đầu kinh doanh khi lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam mới bắt đầu nhen nhóm và những ý tưởng, sở thích kinh doanh của tôi may mắn trùng khớp với nhu cầu của thị trường”.

Cũng tạo sự đột phá như Nguyễn Hoàng là thương hiệu Nhà Xinh của công ty AA. Nhận thấy thị trường đang bỏ trống mảng trang trí nội thất, AA đã đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình siêu thị nội thất với thương hiệu Nhà Xinh, sáng tạo các mẫu mã riêng phù hợp “gu” của từng lứa tuổi và mang bản sắc Việt với dịch vụ khách hàng chu đáo. Bước đi tiên phong này đã giúp nhà Nhà Xinh không chỉ nổi tiếng ở trong nước và được biết đến cả ở châu Âu, Mỹ. 

Không nhiều vốn để “bung ra” ấn tượng, Miss Ao Dai lựa chọn giải pháp đánh thị trường điểm để thành công. Cuối thập kỷ 90, nhận thấy du khách Nhật rất thích thú với chiếc áo dài Việt Nam, chị Dương Thanh Thủy, chủ hiệu Đông Phương trên đường Lê Văn Hưu đã mở ngay một tiệm may áo dài và in hẳn một cẩm nang hướng dẫn bằng tiếng Nhật để tiếp thị. Để tạo dựng thương hiệu, chị đã hợp tác với các công ty du lịch và nhận may áo dài miễn phí cho du khách nước ngoài.

Mưa dầm thấm lâu, tên tuổi Miss Ao Dai đã thực sự nổi tiếng ở Nhật tới mức đài truyền hình Nhật Bản phải lặn lội sang tìm hiểu, quay phim, phỏng vấn về chiếc áo dài Việt Nam. Giờ đây, có ngày chị nhận được đơn hàng tới hàng trăm bộ áo dài mà chủ yếu tới từ thị trường Nhật Bản./.

Bài viết  này được đăng tải theo thỏa thuận bằng văn bản giữa Tạp chí Doanh nhân thuộc VCCI và Vietnam+

(Doanh nhân/Vietnam+)

 

  • Chọc trời khuấy nước ở 'ao nhà'
  • Doanh nhân Việt ở nước ngoài: Khát vọng hội tụ
  • Phó tổng giám đốc rời Vinamilk: Trần Bảo Minh và khoảng cách còn lại
  • David Thái và Highlands Coffee
  • "Chiến đấu với chính mình để nhường nhịn người khác"
  • Nguyễn Thành Tâm: Chọn đóng góp ở Việt Nam
  • Kiên trì xây dựng thương hiệu máy tính Việt
  • “Tái cấu trúc” bản thân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao