Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tinh thần doanh nhân xưa

Hà Nội đang chuẩn bị cho lần sinh nhật thứ 1000 của mình với hàng loạt sự kiện lớn. Trong một nghìn năm lịch sử của mình, có một tầng lớp công dân của Thăng Long - Hà Nội đã đóng góp rất nhiều công sức, trở thành một phần lịch sử không thể thiếu của Thăng Long - Hà Nội. Đó chính là những doanh nhân, những người xây dựng nền móng cho sự phát triển của nền công thương Thăng Long xưa và vẫn giữ vững và phát triển nó ngày nay. 
 
tinkinhte.com
Cụ Trịnh Văn Mai - Người thành lập xưởng dệt Cự Gioanh

Nhà kinh tế học Schumpeter, người tiên phong trong phân tích “Chu kỳ thương mại” và “Phát triển kinh tế” đã xem doanh nhân như là lực lượng tạo nên các bước đột phá trong công nghiệp và thương mại, nhờ đó nền kinh tế mới tăng trưởng. Theo ông, đổi mới chính là đặc trưng của doanh nhân và anh ta có được điều này do hai đức tính rất quan trọng: tư duy sáng tạo và một tinh thần táo bạo dám chấp nhận rủi ro để chiếm lấy thời cơ kinh doanh nhằm đạt tối đa lợi nhuận.

Doanh nhân là người nghĩ ra những cách kinh doanh mới, ứng dụng những công nghệ mới để làm ra sản phẩm mới, là người mạnh dạn đi đầu trong việc đầu tư cho các ngành công nghiệp hay dịch vụ mới. Lợi nhuận DN là động cơ của doanh nhân và những thành công của doanh nhân là động lực thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của xưởng dệt Cự Gioanh - một cơ xưởng kỹ nghệ lớn vào bậc nhất của Hà Nội những năm 30 của thế kỷ trước.

Ông Trịnh Văn Căn (áo trắng) trong xưởng dệt Cự Gioanh (ảnh chụp năm 1964)
 
Công nghệ chắc chắn thắng thủ công !

Đó là nhận xét của ông Trịnh Văn Chinh, con út của ông Trịnh Văn Căn - về thành công của bố mình người đã tiếp nhận và xây dựng nên thương hiệu dệt Cự Gioanh, một trong những thương hiệu đầu tiên của Hà Nội đã từng có sản phẩm xuất khẩu sang các nước lân cận và sang cả... châu Phi xa xôi. Theo ông Chinh, mặc dù không phải là người lập nên xưởng dệt Cự Gioanh (ông Căn thừa kế xưởng dệt từ bố là cụ Trịnh Văn Mai) nhưng chính ông Căn mới là người tạo ra được giai đoạn phát triển thành công nhất của xưởng dệt Cự Gioanh thời ấy. Theo những gì ông Chinh nhớ về bố mình thì ông Trịnh Văn Căn là người thông minh, ham học hỏi và đặc biệt là say mê với máy móc công nghiệp. Đặc biệt, do gia đình có điều kiện nên ông được đi sang Đức, Pháp để học hỏi. Chính ông là người đã nhập hai máy dệt Zic-zắc của Pháp, sản xuất khăn quàng cổ dài (khăn phula) nhiều màu bằng len và sợi, được người dân tộc vùng cao rất ưa chuộng. Có thể nói chính việc đưa máy móc công nghệ mới về Hà Nội đã giúp Cự Gioanh tăng năng suất lào động, chất lượng sản phẩm lên rất nhiều so với những cửa hàng thủ công ngày ấy. Chính từ sự thắng thế ấy, Cự Gioanh đã phát triển từ một xưởng dệt gia đình thành một trong những cơ xưởng kỹnghệ lớn vào bậc nhất ở Hà Nội thời điểm đó với gần 500 công nhân. Sản phẩm sản xuất ra có quầy giới thiệu sản phẩm ở Hàng Quạt, có ôtô giao hàng. Những mặt hàng dệt kim của hiệu Cự Gioanh được người người ưa chuộng, có mặt trong hầu hết các gia đình. “Thời đó, hàng sản xuất ra không kịp so với nhu cầu, hàng ngày đều có nhiều người tới chờ chực để lấy hàng. Cậu tôi cũng thường xuyên đi qua các nước để học hỏi thêm kinh nghiệm và tính chuyện mở rộng xưởng” - ông Chinh nhớ lại. Chính từ xưởng dệt Cự Gioanh này đã ra đời một hệ thống xưởng dệt với chữ Cự đứng đầu như: Cự Thành, Cự Trung, Cự Chân... Mặc dù khá dè dặt trong việc nhắc tới chuyện cũ, nhưng ông Chinh cũng không khỏi bùi ngùi... Chủ trương Công tư hợp doanh khiến đà tiến của những cái tên như Cự Gioanh, Cự Thành... trở thành những nhà máy thiếu sức cạnh tranh và gần như không còn khả năng phát triển.

“Một sức sống lâu dài”

Trên thực tế, không chỉ Cự Gioanh, Cự Thành biến thành nhà máy thiếu sức sống mà một loạt tên tuổi thời bấy giờ đều chịu chung cảnh sa sút. Thế nhưng, "thực tế, kinh tế cá thể tiểu sản xuất vẫn còn sức sống lâu dài, vẫn tồn tại lén lút, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân mà kinh tế xã hội chủ nghĩa không đủ sức đáp ứng..." - TS Vũ Quốc Tuấn đã nhận xét như vậy khi nói về quá trình phát triển của DN VN. Để rồi “Sau này, khi công cuộc đổi mới mở ra, kinh tế cá thể tiểu sản xuất cũng là một lực lượng bung ra khá mạnh". Và “qua nhiều bước thăng trầm, doanh nhân VN, từ thân phận tội đồ, không được coi là một lực lượng kinh tế, bị cải tạo để đi đến xóa bỏ; tiếp theo chuyển dần sang vị trí thứ dân, cũng coi như được xếp hạng, nhưng là hạng sau, "phi xã hội chủ nghĩa", bị kì thị, coi khinh, bị lép vế; cho đến nay, doanh nhân được công nhận, coi là chính dân của xã hội, hơn nữa, lại được Thủ tướng Phan Văn Khải tôn vinh là "chiến sĩ xung kích thời bình" và quyết định từ năm 2004, ngày 13/10 hằng năm được lấy làm Ngày Doanh nhân VN”. TS Vũ Quốc Tuấn đã viết như vậy trong tác phẩm “Đổi mới ở Việt Nam: Nhớ lại và Suy ngẫm”.

(Theo Thảo Vy // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tâm có sáng – Trí mới minh
  • Nữ doanh nhân VN đầu tiên nhận chức lãnh sự danh dự
  • Tri thức và sáng tạo là nền tảng thành công
  • Ông Ba 'đất phèn' được phong Anh hùng Lao động
  • Giàu lên nhờ cà phê chồn
  • Phất lên nhờ trồng nấm
  • Phất lên nhờ 'gà sách đỏ'
  • Tỉ phú niken gốc Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao