Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phất lên nhờ trồng nấm

Hơn một trăm hộ dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy,  Nam Định) ăn lên làm ra nhờ chương trình hỗ trợ sinh kế, đưa mô hình trồng nấm đến với người dân và tạo nên một thương hiệu mới: Nấm Xuân Thủy.

Nhiều gia đình ở huyện Giao Thủy (Nam Định) ăn nên làm ra từ trồng nấm - tinkinhte.com
Nhiều gia đình ở huyện Giao Thủy (Nam Định) ăn nên làm ra từ trồng nấm - Ảnh: Nguyễn Huy

Gấp 3 - 4 lần cấy lúa

Những ngày này không khí tại gia đình ông Vũ Phương Thảo (70 tuổi, xóm 24, xã Giao Thiện, Giao Thủy) - Chủ nhiệm Câu lạc bộ trồng nấm Xuân Thủy nhộn nhịp người ra vào.

Ban chủ nhiệm kiêm luôn nhiệm vụ thu gom, đóng gói và vận chuyển nấm từ làng đến các nơi tiêu thụ trên địa bàn cả nước nhằm tạo thuận lợi cho các hội viên.

"Càng ngày năng suất nấm càng tăng rõ rệt khiến bà con ai cũng tin tưởng vào giống, kỹ thuật nhất là lợi ích kinh tế thu được. Trung bình hai năm đầu từ một tấn rơm khô chỉ cho thu hoạch 6 - 8 tạ nấm, nhưng năm nay đã đạt 8 - 9 tấn nấm. Đặc biệt nhiều hộ cho năng suất 1 tấn nấm tươi từ 1 tấn nguyên liệu" - ông Thảo phấn khởi.

Từ ngày nấm được đăng ký thương hiệu Xuân Thủy, việc phát triển, thâm nhập thị trường của sản phẩm này càng mạnh khiến đầu ra của nấm ổn định.

Ngoài mô hình trồng nấm, chương trình hỗ trợ sinh kế có các mô hình nuôi ong, VAC cho hơn 100 hộ dân vùng đệm và cận đệm của vườn Quốc gia Xuân Thủy vừa tạo điều kiện sản xuất vừa góp phần đưa các hộ nông dân tham gia vào chương trình cộng đồng bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới Xuân Thủy này.

Ông Nguyễn Viết Cách
Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Từ năm 2008, các mô hình trồng nấm được Vườn quốc gia Xuân Thủy áp dụng trên địa bàn các xã vùng đệm theo chương trình hỗ trợ sinh kế của vườn.

Mỗi hộ tham gia sẽ được hỗ trợ 5 - 7 triệu đồng tiền xây dựng cơ sở trồng nấm và được các chuyên gia trên Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, Viện di truyền Nông nghiệp (Bộ NN & PTNT) về hướng dẫn trực tiếp các mô hình cấy nấm hiệu quả.

Ông Thảo cho biết: Đến nay, câu lạc bộ thu hút gần trăm hội viên từ 5 xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy gồm: Giao An, Giao Thiện, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải và hai xã vùng cận đệm là: Giao Hương, Bình Hòa. So với cây lúa, thời gian thu hoạch nấm nhanh mà lợi ích kinh tế gấp 3 - 4 lần, bà con không còn phải chân lấm tay bùn nhiều như trước kia nữa.

Đặc biệt, việc áp dụng mô hình nấm này đã giải quyết bài toán đốt rơm rạ thường thấy tại các miền quê vào mùa thu hoạch lúa.

Ông Trần Văn Thủy (Giao Hương) cho biết: Rơm nguyên liệu được lấy trực tiếp tại địa phương nên vừa góp phần tiêu thụ khối lượng nguyên liệu này, vừa giảm giá thành sản xuất.

Hơn nữa, nó đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch. Phần lớn rơm từ các loại lúa tám thơm nên chất lượng nấm có hương vị đặc trưng riêng của nấm Xuân Thủy giòn, mùi thơm được mọi người ưa chuộng.

Hiện với giá thành 15 - 20 ngàn đồng/ kg nấm thành phẩm tại thị trường tiêu thụ, và10 - 12 ngàn đồng/ kg tại điểm thu gom trong làng, các hộ dân đang ăn nên làm ra với mô hình trồng nấm mới.

Chỉ tính riêng hộ ông Thủy với 6 tấn nguyên liệu mỗi năm, ông thu về 5 - 6 tấn nấm tươi với thu nhập vài chục triệu đồng, cao hơn hẳn so với nghề truyền thống.

Giảm lao động ly hương

Đáng kể, theo ông Thảo, do nghề trồng nấm được áp dụng, tạo việc làm thường xuyên cho lao động địa phương nên, đã giảm được tình trạng ly hương của người dân, nhất là lớp trẻ, như trước đây.

Ngay như gia đình ông Thảo, ba con dâu rể của ông cũng tham gia trồng nấm. Mỗi năm, gia đình ông sử dụng gần 2 chục tấn rơm nguyên liệu cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Anh Bùi Đức Huynh, con rể ông Thảo từng làm công nhân lái tàu ở Quảng Ninh nhưng bỏ nghề về quê cùng vợ con trồng nấm. "Chúng tôi đi làm xa, lương cũng nhiều nhưng trừ chi phí còn lại cũng chẳng là bao. Trồng nấm ở quê vừa ổn định, thu nhập cũng khá từ 1,5 - 2 triệu đồng/người mà chi phí lại giảm nên ngày càng có nhiều người gắn bó với mô hình này", anh Huynh cho biết.

Trong tổng số gần một trăm hội viên câu lạc bộ trồng nấm Xuân Thủy, phần lớn là các lao động trẻ. Ông Cao Xuân Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Giao Hương, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ trồng nấm bộc bạch: “Chúng tôi đang nhân rộng mô hình trồng nấm đến người nông dân nhất là các gia đình trẻ để tạo công ăn việc làm và thu nhập cho họ. Trước mắt, câu lạc bộ hỗ trợ về giống và kỹ thuật”.

Thực tế, các hội viên tham gia và tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau do việc trồng nấm khá dễ dàng và thuận lợi.

(Theo Nguyễn Huy // Tienphong Online)

  • Phất lên nhờ 'gà sách đỏ'
  • Tỉ phú niken gốc Việt
  • Xây dựng thương hiệu quốc gia
  • Người cặm cụi “phù phép” cho… những rễ cây
  • Chuyện đại diện ở miền Tây
  • Người buôn tiền thời mở cửa
  • Chuyện về ông "vua chè"
  • Nữ doanh nhân Bùi thị Quy: Lặng lẽ góp mật cho đời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao