Nhà anh Trần Văn Ký ở làng Xuôi Ngành, xã Tam Hợp (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), một ngôi biệt thự khang trang bậc nhất làng, được xây dựng từ những thứ người khác vứt đi.
Tận dụng phế thải để giảm tiêu hao năng lượng sản xuất ra của cải vật chất là góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thủ phạm chính gây biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam đang manh nha hoạt động này mà bài dưới đây là một ví dụ.
Anh Trần Văn Ký trước ngôi nhà “xây bằng phế phẩm” - Ảnh: Hải Chung |
19 tuổi chàng trai trẻ Nguyễn Văn Ký lên đường nhập ngũ. Xuất ngũ, anh đi học và làm công nhân kỹ thuật tại nhà máy ốp lát Vĩnh Phúc (nay là gạch ốp lát Prime).
Hàng ngày, thấy công nhân nhà máy đem nhiều gạch ốp lát phế phẩm đổ ra bãi rác, anh nghĩ: “Trung Quốc có gạch 10cm x 10cm, gạch kia 40cm x 40 cm bị vỡ tí góc, nếu cắt thành gạch nhỏ hơn vẫn sử dụng tốt”.
Năm 2000, anh xin ban giám đốc cho mua chịu đống phế phẩm bằng cách trừ dần vào lương. Ban giám đốc đồng ý. Vốn ban đầu chỉ có vỏn vẹn sáu triệu đồng, anh thuê người ra thu nhặt những viên gạch còn sử dụng được đem về xếp cẩn thận.
Sau đó, anh mua máy cắt, máy mài gạch, thuê 18 công nhân về mài, cắt. Nhiều người thấy anh nghèo mà bỏ tiền mua những thứ vứt đi thì lấy làm ngạc nhiên. Nhưng những viên gạch 40 x 40 sứt mẻ đã thành gạch 20 x 20, 30 x 30 vuông vức, bán giá chỉ bằng nửa thị trường.
Tiếng lành đồn xa, gạch của anh nhanh chóng bán ra cả tỉnh Phú Thọ, Hà Tây thậm chí thị trường Hà Nội cũng đón nhận. Có tháng, anh đưa ra thị trường hàng vạn mét vuông gạch ốp lát đẹp, giá lại rẻ. Anh lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Anh xây dựng được ngôi biệt thự khang trang trị giá gần ba tỷ đồng. Điều đặc biệt trong ngôi biệt thự này là, gạch ốp lát đều hàng phế phẩm của nhà máy được anh cắt lại.
Anh Ký bảo: “Nếu mua từng này gạch ốp lát ngoài thị trường mất mấy trăm triệu đồng. Còn tôi chỉ mất mấy chục triệu đồng”.
(Theo Hải Chung-Thái Hoa // Tienphong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com