Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

May Hồ Gươm: Tự mở hướng đi mới cho mình

 
May Hồ Gươm nhận giải Thương hiệu mạnh.

“Khi đàm phán giá với bạn hàng, tôi mơ ước một ngày nào đó mình được quyết định giá cho sản phẩm của mình làm ra, mang thương hiệu của chính mình, bà Ninh thị Ty, Tổng giám đốc Công ty cổ phần May Hồ Gươm tâm sự

Vượt “vũ môn”

Một bước ngoặc quyết định từ 1/1/2001, May Hồ Gươm chính thức hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần. Nhìn lại chặng đường phát triển đầu tiên, tại thời điểm xác định cổ phần hoá, giá trị tài sản thực tế của May Hồ Gươm chỉ chưa đấy 5,5 tỷ đồng, vố điều lệ 3,1 tỷ đồng .

Tài sản có giá trị nhất là hơn 1.000 m2 nhà xưởng tại số 201 Trương Định, Hà Nội nhưng cũng đã xập xệ, thiết bị thì lạc hậu. Công ăn việc làm thiếu triền miên khiến tài chính luôn ở tình trạng khó khăn

Cơ chế cổ phần là điểm mạnh duy nhất được phát huy, khiến doanh nghiệp như được cởi trói , được “thay da đổi thịt” bằng việc đầu tư nhiều máy móc hiện đại, chuyên môn hoá theo từng giây chuyền sản xuất. Bộ máy nhân sự cũng được tinh gọn và hợp lý hoá để nâng cao năng suất lao động. 

Chiến lược lấy giá của Trung Quốc để phấn đấu, lấy chất lượng của hãng có tên tuổi trên thế giới làm mục tiêu. Các sản phẩm như áo, quần âu, quần Jean, quần áo trẻ em, quần áo dệt kim, vec nữ… đã từng bước trở thành thế mạnh của Công ty 

Mở đường vào Mỹ 

Mặc dù công ty đang trên đà thuận lợi, song lãnh đạo công ty vẫn luôn trăn trở để tìm ra những hướng đi mới cho doanh nghiệp cho dù đôi lúc các quyết định đó cần tới sự mạo hiểm, rủi ro. Nhận thấy thị trường Mỹ đầy tiềm năng với những đơn hàng lớn, năm 2000, May Hồ Gươm đã xây dựng tiếp một xí nghiệp thứ hai tại Hưng Yên, nhằm mở rộng sản xuất, đón đầu, tiếp cận để xuất khẩu trực tiếp vào thị trường nhập khẩu, hàng dệt may lớn nhất thị trường thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, Hiệp Định thương mại Việt Mỹ đã kéo dài hơn dự kiến. Không thể chờ đợi bạn hàng đến với mình , lãnh đạo May Hồ Gươm  tìm cách tiếp cận để xuất khẩu hàng đi Mỹ thông qua các đối tác tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan …

Tổng giám đốc Ninh Thị Ty nhớ lại,  “khi mà người ta chưa biết đến mình thì việc thuyết phục họ ký hợp đồng không phải dễ. Do vậy, khi khách hàng yêu cầu chỉ thanh toán tiền cho công ty khi hàng đã đươc giao vào tận kho tại Mỹ, bản thân công ty, nhiều người cũng chưa đồng tình vì lo ngại rủi rdo thanh toán”. 

Nhưng để đặt chân vào thị trường đầy tiền năng này, không có lựa trọn nào khác là phải mạo hiểm và sự mạo hiểm đó đã được đền đáp xứng đáng. Công ty đã có các đơn hàng đầu tiên xuất khẩu vào Mỹ và được Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại khen thưởng là một trong những đơn vị tiên phong xuất khẩu vào thị trường này. Để có được những thành quả đó Tổng giám đốc May Hồ Gươm đã làm một việc mà ít vị lãnh đạo doanh nghiệp nào thời đó dám làm, đó là đặt bút ký cam kết chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro có thể xảy đến .

Cũng từ đây, thương hiệu May Hồ Gươm bắt đầu hình thành và là điểm đến để đặt hàng của các hãng có tên tuổi lớn như Target, Corporation, Kmat/Seas, Walmart, Costco, Kend Wood, Catimini, South pole, La Redoute. Nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Mango, Jack Wolfskin, Zara, Tchibo, đã dần gắn liền với May Hồ Gươm bởi chất lượng từng đường kim mũi chỉ cũng như thời hạn giao hàng  

Không dừng ở việc gia công

Kể từ sau khi cổ phần hoá, May Hồ gươm đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng xây dựng các nhà máy tại Hưng Yên, Hải Phòng và Quốc Oai ( Hà Tây Cũ ), với tổng diện tích nhà xưởng lên tới 26.000m2 tăng 52 lần, và số máy móc thiết bị đã lên đến 2.700 chiếc, tăng 27 lần, toàn bộ CBCNV tăng 13 lần.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân liên tục đạt trên 60%/ năm, hệ thống khách hàng lớn rộng khắp các châu lục …

“Thế nhưng, ngay cả trong lúc kinh doanh tưởng chừng xuôi chèo mát mái nhất, khi đàm phán giá cho hợp đồng gia công với bạn hàng, tôi vẫn mơ ước một ngày nào đó mình được quyết định giá cho sản phẩn của mình làm ra, mang thương hiệu của chính mình bà Ninh Thị Ty tâm sự.

Vậy là May Hồ Gươn bắt đầu kế hoạch xây dựng thương hiệu  sản phẩn cho riêng mình với mục tiêu trên sẽ trở thành thương hiệu thời trang gần gũi với mọi người .

Năm 2008, Ban lãnh đạo công ty cùng bốn nhà thiết kế của công ty : Thanh Hương, Thu Hiền, Thu Trang, Nguyễn Thi Cúc, lần đầu tiên cho ra mắt 200 mẫu trang phục mang tính ứng dụng cao cho giới nữ và trẻ em đã được giới thiệu tại “ Tuần lễ thời trang Thu Đông 2008 ”.

Sự thành công của Công ty cổ phần May Hồ Gươm trong việc đưa ra mẫu thời trang mang thương hiệu riêng là bước đi  đầu tiên khẳng định cho một thương hiệu diệt may Việt Nam không muốn đi theo lối mòn làm gia công cho đối tác nước ngoài, mà tự lực mở hướng đi cho thương hiệu của riêng mình .

(Theo Anh Quân // VnEconomy)

  • Quảng cáo, Du học ( Cty Nam Phú có nhiều ưu đãi )
  • Công ty TNHH TM- DV - SX T.P.L ( CRYSTAL)
  • Nghề đại lý thuế: Vướng vì... thiếu hướng dẫn
  • Eurowindow : Khẳng định thương hiệu hàng đầu
  • FutaCorp: “Chất lượng là danh dự”
  • Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk: Cam kết 100% từ sữa tươi nguyên chất
  • Vinalines: Hướng tới tập đoàn hàng hải mạnh
  • Ông Đỗ Duy Thái – TGĐ Công ty Thép Việt Việt Nam sẽ chấm dứt việc nhập khẩu phôi thép!
  • Hành trình của AMECO
  • Lilama hướng đến những giá trị bền vững
  • Vinamilk – Khi mục tiêu cũng là bí quyết
  • “Tân binh” CSM sẽ tạo hiện tượng?
  • VHH – Nhà phân phối độc quyền điện thoại thương hiệu KTOUCH
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao