Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bán hàng may mặc Việt: Giải pháp qua kênh siêu thị

Đó là đánh giá của ông Nguyễn Việt Anh – GĐ Cty CP Siêu thị Việt về mặt quảng bá hình ảnh của các DN may mặc VN. Ông cho rằng hàng may mặc của VN có chất lượng tốt, giá hợp lý, chủ yếu xuất khẩu, nhưng lại bỏ qua nhu cầu nội địa. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Anh xung quanh vấn đề này.

- Ông cho rằng hàng may mặc Việt chưa chú trọng đáp ứng tốt nhu cầu nội địa ?         

Qua tìm hiểu thị trường, tôi nhận thấy hàng may mặc VN có chất lượng tốt, giá hợp lý. Song hàng may mặc thông qua kênh siêu thị lại chưa được quảng bá nhiều để người tiêu dùng lựa chọn dễ dàng hơn. Ngoài Tập đoàn Dệt may (Vinatex) có các chuỗi siêu thị may mặc Vinatex có hiệu quả và ngày càng mở rộng thì chẳng có nhiều siêu thị may mặc bán hàng Việt lại thành công.

Một nghịch lý nữa là hàng may mặc VN được xuất khẩu đi khắp thế giới có chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ... nhưng cũng không thể phủ nhận DN VN chủ yếu gia công theo đơn đặt hàng. Trong khi thị trường nội địa rất tiềm năng nhưng lại bị bỏ ngỏ nhiều và thực tế DN chưa chú trọng việc quảng bá hình ảnh sản phẩm.

Và một điều tôi băn khoăn là nhà cung ứng chưa hỗ trợ nhiều cho các siêu thị trong việc quảng bá chính thương hiệu của mình được phân phối qua siêu thị. Chẳng hạn, Việt Tiến có thương hiệu Việt Long mới ra đời nhưng cũng chưa quảng bá nhiều cho thương hiệu mới.

- Vậy giải pháp cho thị trường nội địa qua kênh siêu thị là gì, thưa ông ?

Các DN may mặc cần làm tốt vấn đề thương hiệu, để người tiêu dùng bắt nhịp đúng với hàng hoá VN. Dân số VN lớn nhưng để hàng hoá đến tay người tiêu dùng thì đó là một chuỗi quá trình chứ một mình siêu thị thì rất khó thành công. Các siêu thị may mặc cũng chỉ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Ngược lại, để biết đến các cầu nối đó thì các Cty may cần sâu sát hơn với thị trường nội địa. Xây dựng thị trường nội địa rất khó khăn, không phải dễ dàng. Bởi thứ nhất, tâm lý người Việt có xu hướng sính đồ hiệu. Thứ hai là chi phí vận chuyển, đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Thị trường còn bỏ ngỏ, nhưng nếu làm tốt thì với một thị trường có gần 90 triệu dân, chỉ cần mỗi người dân mua một chiếc áo (quần) thôi, đó sẽ là con số rất ấn tượng.

Có một quốc gia mà VN cần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm phát triển thì trường nội địa, đó là Hàn Quốc. Năm 2002, tôi sang Hàn Quốc, thấy họ chỉ bán duy nhất hàng may mặc nội địa với chất lượng vừa phải và hoàn toàn không thấy bóng dáng hàng ngoại, hàng hiệu. Và sau gần 10 năm xây dựng vững chắc thị trường nội địa đến nay họ mới có nhiều hàng hiệu. Vấn đề là các DN có chấp nhận đi chậm để phục vụ người tiêu dùng trong nước hay không.

- Được biết ông vừa khai trương siêu thị bán hàng may mặc VN, phản ứng của người tiêu dùng với các sản phẩm thế nào, thưa ông ?

Xuất phát từ ý tưởng hàng mặc của VN có chất lượng tốt và có giá hợp lý, chúng tôi thành lập Cty Siêu thị Việt (tên thương hiệu là VietMart) nhằm đưa các mặt hàng may mặc của các DN VN đến người tiêu dùng.

Siêu thị có diện tích rộng trên 1.000 m2, cung ứng các mặt hàng may mặc dành cho khách hàng đã có gia đình. Siêu thị ra đời với sự góp mặt của nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Đặc biệt VietMart chỉ cung ứng hàng VN, không cung ứng đồ của các hãng nước ngoài.

Sau một thời gian kinh doanh, siêu thị đã nhận được ủng hộ nhiều của người tiêu dùng. Hiệu quả kinh doanh thì phải qua một thời gian nữa mới đánh giá được chính xác. Tuy nhiên, siêu thị mới khai trương nhưng đã nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng đến tham quan thì đã là thành công bước đầu.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Xuân Sơn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Xung quanh vụ Vinalines bán tàu với giá sắt vụn
  • 'Bắt bệnh' DNNN: Thanh tra giám sát, hiệu quả kinh doanh cùng... nhập nhèm
  • Đại lộ hay đường cao tốc Thăng Long?
  • Thuduc House: Quốc tế hóa về quy mô
  • EVN: “Lỗ 6.500 tỷ không có gì là bí ẩn”
  • Nhà đầu tư bất động sản trông đợi gì từ “sàn ảo”?
  • Có thể thành công nhờ sử dụng văn phòng ảo
  • Nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Tây Ban Nha
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao